| Hotline: 0983.970.780

Thành công từ mô hình nuôi vịt trên sàn

Thứ Sáu 06/10/2017 , 13:50 (GMT+7)

Anh Nguyễn Văn Sáng ở thôn Phước Tiến, xã Tân Phước, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận thử nghiệm thành công mô hình nuôi vịt cánh trắng trên sàn, mở ra hướng chăn nuôi mới đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường...

imge003152854595
Nuôi vịt trên sàn đảm bảo an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường

Đến thăm mô hình nuôi vịt thương phẩm của anh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô nuôi hơn 5.000 con vịt lớn nhỏ cùng cách chăn nuôi khoa học.

Thường thì giống vịt có khuynh hướng tích mỡ, làm giảm chất lượng thịt. Vì vậy nuôi vịt trên sàn là phương pháp khá tốt, khắc phục được các nhược điểm trên. Vịt được hoạt động nhiều hơn nên chất lượng thịt thơm, chắc, tỷ lệ thịt đùi và ức cao nên được thị trường ưa chuộng…

Trong quá trình thực hiện mô hình, anh Sáng đã theo dõi, học hỏi kinh nghiệm qua nhiều kênh thông tin như xem truyền hình, mạng internet, đọc báo và nghiên cứu quy trình kỹ thuật nuôi an toàn sinh học. Chuồng trại được bố trí thoáng mát, yên tĩnh, không bị ẩm ướt và đảm bảo vệ sinh. Anh bố trí làm sàn để vịt nghỉ ngơi sau khi ăn để đảm bảo sức khỏe, lớn nhanh, tránh những thiệt hại do dịch bệnh hay thời tiết gây ra…

Khẩu phần ăn của vịt, kết hợp giữ thức ăn cám công nghiệp đủ tiêu chuẩn với thức ăn từ phụ phẩm nông nghiệp như rau muống, trái cây băm nhỏ lẫn ngô cám, nên đàn vịt lớn nhanh. Lượng thức ăn khoảng 180 – 200g/con/ngày. Từ lúc thả giống đến khi xuất chuồng trong vòng 2 tháng. Trung bình mỗi con đạt trọng lượng từ 3kg trở lên. Giá bán xuất chuồng từ 32 - 40 ngàn đồng/kg. So với cách nuôi truyền thống thì phương thức nuôi vịt trên sàn, đảm bảo được đầu con, dễ kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống đến lúc bán đạt trên 95%, đàn vịt lớn đều, dễ bán, hiệu quả kinh tế cao. Sau khi trừ chi phí ban đầu, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng từ nuôi vịt thương phẩm (bao gồm cả 2 giống vịt siêu thịt cánh trắng và vịt rằn).

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phước cho biết: “Sự thành công của mô hình nuôi vịt trên sàn đã thuyết phục bà con nông dân thay đổi dần thói quen chăn nuôi truyền thống. Từ đó mở ra hướng chăn nuôi mới giúp họ mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng”.

Hiện, gia đình anh Sáng có kế hoạch phát triển số lượng vịt nuôi nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu thị trường. Nhờ áp dụng mô hình nuôi an toàn sinh học nên chất lượng sản phẩm được các mối hàng đánh giá là thơm ngon hơn hẳn so với vịt nuôi theo cách truyền thống. Do đó các thương lái đến tận nhà mua, đầu ra rất ổn định. Đây là một mô hình chăn nuôi mới, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, cần được nhân ra diện rộng.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Điện Biên kiểm soát dịch hại trên cây mắc ca

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Điện Biên đôn đốc các địa phương việc chăm sóc, theo dõi dịch hại trên cây ăn quả và cây mắc ca.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất