| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Tỷ lệ hộ nghèo miền núi giảm 4-5%/năm

Thứ Năm 23/10/2014 , 08:14 (GMT+7)

Đối với 11 huyện miền núi, kinh tế bình quân hằng năm đạt khoảng 13%; mức thu nhập bình quân đầu người  từ 11,2 triệu (năm 2011) tăng lên 14,1 triệu đồng (2013); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Theo báo cáo từ BCĐ giảm nghèo bền vững tỉnh Thanh Hóa, sau 3 năm (2011-2013) thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm trên địa bàn 16 huyện đồng bằng, ven biển, TX, TP của tỉnh ước đạt trên 9%. Mức thu nhập bình quân đầu người 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt gần 1.200 USD. Thu nhập bình quân hộ nghèo tăng gần 1,4 lần so với năm 2012.

Đối với 11 huyện miền núi, kinh tế bình quân hằng năm đạt khoảng 13%; mức thu nhập bình quân đầu người  từ 11,2 triệu (năm 2011) tăng lên 14,1 triệu đồng (2013); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4 - 5%/năm.

Đến năm 2013, số xã có đường giao thông đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 92,5%; 100% số xã, thị trấn có bác sĩ và trạm y tế; 98% hộ nghèo, người có công không phải ở nhà dột nát...

Để chính sách giảm nghèo tiếp tục phát huy hiệu quả, thời gian tới BCĐ các cấp cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên đoàn thể chính trị và người dân nhằm xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước;

Xây dựng, chuyển giao các mô hình phát triển kinh tế cho người nghèo, người cận nghèo, người có công với cách mạng; lựa chọn các nội dung, hạng mục đầu tư thiết thực lồng ghép với Chương trình xây dựng NTM, phát triển kinh tế biển đảo, các dự án trong nước và quốc tế với chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững.

Đồng thời, căn cứ lợi thế từng địa phương cụ thể, đẩy mạnh phát triển làng nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

'Nông dân số' ở làng cổ Đường Lâm

Từ mục đích lưu giữ kỷ niệm trên Tiktok, anh Chế 'Ba Vì' dần chuyển đổi những nội dung trên kênh sang giới thiệu nông sản, bán hàng để tăng thu nhập cho gia đình.

Chương trình OCOP là 'cú hích' phát triển kinh tế vùng nông thôn

HẢI PHÒNG Chương trình OCOP và những sự hỗ trợ xung quanh như là một cú hích cực kỳ quan trọng để giúp cho nông dân nâng tầm giá trị sản phẩm của mình làm ra.