| Hotline: 0983.970.780

Thành lập công ty đòi nợ thuê cho ngân hàng để hưởng lợi

Thứ Ba 07/03/2023 , 17:04 (GMT+7)

Cục Cảnh sát hình sự triệt phá băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản núp bóng nhiều công ty khác nhau.

Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã giao Phòng Trọng án phối hợp với CATP Hà Nội, CA TP.HCM triệt phá băng nhóm tội phạm có tổ chức hoạt động đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản núp bóng nhiều công ty khác nhau

Trong vòng 7 ngày, Cục Cảnh sát hình sự và các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã triệt phá 2 băng nhóm tội phạm có tổ chức núp bóng doanh nghiệp để hoạt động đòi nợ thuê cho ngân hàng, công ty tài chính.

Các đối tượng liên quan được triệu tập đến trụ sở Cục Cảnh sát hình sự khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ. Ảnh: CQĐT.

Các đối tượng liên quan được triệu tập đến trụ sở Cục Cảnh sát hình sự khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ. Ảnh: CQĐT.

Cơ quan điều tra xác định, Công ty Luật Pháp Việt nhận đòi nợ thuê cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) và các công ty tài chính như Shinhan Việt Nam. Trung bình mỗi tháng, công ty đòi nợ được 15-20 tỷ đồng và được hưởng 30% tổng số tiền đòi được.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan công an, nhóm đòi nợ đã thành lập 7 công ty, thuê 119 người, chia thành nhiều bộ phận khác nhau để thực hiện công việc thu nợ cho các công ty có nhu cầu. Trần Hồng Tiến (SN 1974, trú tại quận 1, TP Hồ Chí Minh) là Giám đốc điều hành, quyết định mọi vấn đề của công ty.

Nhóm thứ 2 được xác định do Trần Văn Châu (43 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (36 tuổi, đều là Phó giám đốc Công ty luật TNHH Pháp Việt) cầm đầu. Công ty này có trụ sở chính ở quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Cơ quan công an xác định Châu và Hùng trực tiếp điều hành công ty và thuê Lê Thị Tuyết (sinh năm 1985) đứng tên làm giám đốc, vì bà Tuyết là luật sư nên đủ điều kiện pháp lý mở công ty luật.

Cơ quan điều tra xác định, hoạt động của Công ty Luật Pháp Việt là nhận đòi nợ thuê cho Ngân hàng Phương Đông (OCB) và các công ty tài chính như Shinhan Việt Nam: Mcredit. Trung bình mỗi tháng, công ty đòi nợ được 15-20 tỷ đồng và được hưởng 30% tổng số tiền đòi được.

Mỗi tháng công ty sẽ cấp cho nhân viên truy thu khoảng 500 hợp đồng (thông tin khách hàng) để đòi khoản nợ khách vay. Tiến và Khoa giao cho mỗi nhóm phải đòi nợ được số tiền là 300 triệu đồng, nếu 2 tháng liên tiếp không đòi được đủ số tiền trên thì bị đuổi việc nên trưởng nhóm luôn đôn đốc nhân viên tích cực đòi nợ để đạt được doanh số.

Đối tượng Trần Hồng Tiến. Ảnh: CQĐT.

Đối tượng Trần Hồng Tiến. Ảnh: CQĐT.

Cục Cảnh sát hình sự cho biết, Công ty TNHH Mua Bán Nợ DSP mua các khoản nợ khó đòi mà khách hàng đã vay của Công ty tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam (địa chỉ ở quận 1, TP.HCM) và một số tổ chức tín dụng khác với giá bằng 12-15% giá trị của tổng số tiền khách nợ. Sau khi có các thông tin khách hàng và các thông tin khoản nợ từ Công ty Mirae Asset Việt Nam, bộ phận vận hành (Account) sẽ cập nhật các thông tin khoản vay của khách hàng vào hệ thống riêng của công ty.

Sau đó, công ty chia cho từng nhân viên để họ đòi nợ bằng cách gọi điện thoại cho khách hàng hoặc gây sức ép thông qua người thân, đồng nghiệp bằng cách sử dụng nhiều số điện thoại khác nhau liên tục gọi điện, nhắn tin chửi bới, đe dọa người thân quen dù họ không liên quan khoản vay.

Nhóm đòi nợ cắt ghép hình ảnh khách hàng, người thân khách hàng vào các hình ảnh đồi trụy, các thông tin không đúng sự thật. Sau đó tạo lập, dùng các tài khoản ảo đăng tải, bình luận lên mạng xã hội nhằm bôi nhọ danh dự, tạo sức ép buộc khách hàng phải trả tiền.

Nếu đồng ý trả tiền, khách hàng có thể trả tiền trực tiếp tại văn phòng hoặc chuyển khoản vào 4 tài khoản của công ty. Lúc đó, nhân viên truy thu sẽ gửi thông tin báo lại cho bộ phận kế toán để họ cập nhật vào dữ liệu truy thu của từng cá nhân, từng nhóm. Khi khách hàng trả nợ xong, công ty sẽ ký thông báo kết thúc khoản nợ gửi cho khách hàng.

Quá trình thi hành lệnh khám xét khẩn cấp tại các công ty trên địa bàn TP.HCM, cơ quan công an đã triệu tập 102 người về trụ sở Cục Cảnh sát hình sự khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ; thu giữ số tiền gần 600 triệu đồng; 101 cây máy tính; 6 laptop; 216 điện thoại và nhiều thùng tài liệu liên quan. Kết quả kiểm tra, trích xuất dữ liệu từ hệ thống quản trị của các công ty cho thấy từ ngày 2/7/2018 đến hết năm 2022, các công ty trên đã thu mua 335.607 hợp đồng vay tiền của khách có tổng dư nợ hàng nghìn tỷ đồng, đã đòi được tổng số tiền trên 500 tỷ đồng.

Đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã khởi tố, tạm giam 31 bị can về hành vi cưỡng đoạt tài sản và tiếp tục phân loại những người còn lại để có hướng xử lý.

Công ty Luật TNHH Pháp Việt được thành lập từ tháng 4/2020 với khoảng trên 200 nhân viên. Hoạt động của công ty này là nhận đòi nợ thuê cho các ngân hàng và các công ty tài chính như ngân hàng OCB, SHB, Công ty tài chính Shinhan Việt Nam.

Công ty TNHH Luật Pháp Việt sử dụng thủ đoạn gồm 3 cấp độ: thứ nhất, gọi điện đe dọa khách trả tiền; thứ hai, gọi điện đe dọa trả tiền nếu không sẽ giết người thân; thứ ba, mang bình gas, quan tài, xăng đến đe dọa cho nổ tung cơ quan, nhà của khách hàng và người thân.

Trong quá trình đòi tiền, các thành viên trong nhóm hỗ trợ nhau bằng cách thay nhau gọi điện đe dọa tăng áp lực để khách hàng trả tiền…

Về hoạt động hành nghề của luật sư, khi Công ty mượn danh nghĩa người có nghề luật sư để đứng tên làm giám đốc và đăng ký kinh doanh hoạt động trợ giúp pháp lý nhưng chỉ tuyển lao động phổ thông và thực hiện việc đe dọa, khủng bố người khác để đòi nợ thuê; thực tế không trợ giúp pháp lý như pháp nhân đăng ký. Số tiền mà công ty nhận được từ các công ty tài chính, ngân hàng do phạm tội mà có.

Xem thêm
Cặp vợ chồng tử vong trong khi đốt nương làm rẫy

Quá trình đốt nương để lấy đất canh tác, thấy lửa cháy lan 2 vợ chồng cố gắng dập lửa. Song không may, cả 2 đã tử vong trong đám cháy.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.