| Hotline: 0983.970.780

Thấp thỏm Atisô!

Thứ Năm 11/04/2013 , 10:50 (GMT+7)

Có thể nói chưa bao giờ atisô ở Đà Lạt (Lâm Đồng) lại tăng giá cao kỷ lục như vài tháng trở lại đây.

Có thể nói chưa bao giờ atisô ở Đà Lạt (Lâm Đồng) lại tăng giá cao kỷ lục như vài tháng trở lại đây. Có thời điểm giá bông atisô khô lên tới 270.000 đ/kg, cao gấp 3 lần so với năm trước. Tuy nhiên, người trồng atisô ở đây vẫn thấp thỏm lo ngại vì đầu ra của loại cây này không ổn định…

Giá ATISÔ BẤP BÊNH

Chúng tôi tìm đến làng hoa Thái Phiên (phường 12, TP.Đà Lạt), vùng trồng atisô tập trung chiếm tới 80% điện tích atisô của TP.Đà Lạt đúng thời điểm giá bông atisô tăng cao đỉnh điểm. Những khu vườn trồng atisô xanh mướt nằm xen kẽ bên những dãy nhà kính, nhà lưới trồng rau hoa, người dân lúc này đang thu hoạch bông atisô để kịp chạy chợ tranh thủ lúc giá cao.

Gặp chúng tôi, bà Hoàng Thị Xuân, đường Hồ Xuân Hương, phường 12 (TP.Đà Lạt) tâm sự: “Chưa năm nào giá atisô lại bán được giá cao như bây giờ nên người dân chúng tôi cũng thấy phấn khởi, bù lại những lúc giá bán rẻ bèo vẫn ế chẳng ai mua. Tuy nhiên, thị trường atisô không ổn định khiến những hộ dân trồng nhiều atisô như gia đình tôi không thật sự yên tâm với loại cây này…!”. Theo bà Xuân, gia đình bà có khoảng hơn 1 ha vườn trồng atisô và hoa. Song mấy năm qua cũng phải kiên trì lắm gia đình bà mới giữ được vườn atisô đến bây giờ.


Mặc dù giá actiso đang bán được giá cao nhưng nhà vườn vẫn thấp thỏm

Thực tế trước đó 2 năm thiếu chút nữa bà đã nghe lời bà con khác chặt bỏ loại cây này để chuyển hết sang trồng hoa, vì khi đó hoa Đà Lạt đang lên ngôi, còn atisô bị rớt giá thảm hại xuống chỉ còn khoảng 12.000 - 15.000 đ/kg. Nhưng bây giờ bà Xuân đang cảm thấy rất vui khi vài tháng gần đây, cây atisô bất ngờ tăng giá trở lại, có thời điểm đạt mức 270.000 đ/kg bông khô, 100.000đ -120.000đ/kg bông tươi, cao gấp 3 lần so với những năm trước, khiến cho không ít hộ dân ở đây phải ngỡ ngàng nuối tiếc...

DÂN VẪN MUỐN PHÁ VƯỜN

Atisô là loại cây đặc sản của Đà Lạt và cũng từng được xem là cây làm giàu của người dân nơi đây. Nhưng, atisô hiện đang có nguy cơ bị xóa sổ khi diện tích ngày càng bị thu hẹp dần. Đến nay, diện tích atisô chỉ còn khoảng 50 ha, giảm đến 75%. Đã từng có thời điểm, người dân Đà Lạt, nhất là ở vùng hoa Thái Phiên không còn mặn mà với cây atisô, bởi hiệu quả thấp, cũng như khả năng sinh lời trên một diện tích đất canh tác chậm, vì loại cây này phải trồng sau khoảng một năm mới cho thu hoạch.

Chị Thu Hà, nông dân ở đây dẫn chúng tôi về vườn nhà mình và than vãn: “Trồng hoa, nếu vào thời điểm được giá cao thì cũng thu được khoảng 150 - 200 triệu đ/sào, trong khi trồng atisô giỏi lắm cũng chỉ lãi dăm chục triệu đồng là cùng, nhưng thị trường bấp bênh lắm, bà con chưa tin tưởng để đầu tư mở rộng diện tích..!”. Theo chị Hà, vườn atisô gần 0,3 ha của gia đình chị trong 2 năm qua đã phá hết phân nửa diện tích để chuyển sang trồng hoa. Mặc dù giá atisô đang tăng mạnh trong thời gian gần đây, nhưng gia đình chị cũng như nhiều nhà nông khác vẫn không muốn “đánh bạc” với atisô!

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng trồng trọt Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: "Có thời điểm ở Thái Phiên diện tích atisô chỉ có khoảng 50 ha. Trong mấy năm qua, giá atisô liên tục giảm khiến nhiều nông dân đã chọn cây hoa thay thế vườn atisô. Tuy nhiên, để giữ loại cây đặc trưng này, Sở NN-PTNT tỉnh đang triển khai đề án phát triển vùng nguyên liệu atisô bền vững với khoảng trên 100 ha theo chương trình phát triển cây dược liệu ưu tiên của Chính phủ”.

Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, một tiểu thương buôn bán atisô ở chợ Đà Lạt cho rằng: “Thời điểm này hàng bông atisô đang hút mạnh, giá tăng cao nhưng vẫn chỉ là tăng cục bộ chứ chưa ổn định, khiến các nhà vườn vẫn chưa yên tâm đầu tư mở rộng diện tích, thậm chí còn có ý định chuyển hẳn sang trồng rau hoa sau khi thu hoạch hết đợt atisô này…”.

Theo chị Dung, chính vì các DN chế biến trà atisô ở phố núi sợ thiếu nguyên liệu dự trữ nên có thời điểm đã tranh nhau thu gom khiến giá atisô tăng vọt. Hiện tại, giá atisô tăng cao gấp 3 lần so với cuối năm 2012, nhưng nhiều hộ dân ở đây vẫn muốn dẹp bớt vườn atisô. Còn một số hộ dân ở đây cũng thừa nhận, thời gian gần đây do diện tích atisô bị phá bỏ nhiều để chuyển sang trồng cây hoa màu khác nên cũng là nguyên nhân khiến giá atisô tăng vọt.

Trao đổi với NNVN, ông Hồ Ngọc Dinh - Chủ tịch HND phường 12 cho biết: “Giá bông atisô khô ở thời điểm hiện tại đang cao gấp mấy lần so với năm 2012. Sản lượng atisô đạt khoảng 15 tấn khô/ha, theo thời giá hiện nay thì người trồng atisô sẽ thu được khoảng 600 triệu đ/ha, như vậy cũng tương đương với trồng các loại hoa cao cấp…”. Theo ông Dinh, ngoài diện tích atisô của Cty TNHH Trà và cà phê Vĩnh Tiến trực tiếp đầu tư cho nông dân trồng khoảng 20 ha atisô tại Thái Phiên, còn lại là diện của các hộ dân tự trồng cũng không đáng kể (chỉ khoảng 15 ha). Giá cả thị trường bấp bênh là nguyên nhân chính khiến cho vườn atisô đặc sản Đà Lạt bị thu hẹp.

Xem thêm
Nhiều công nghệ mới được giới thiệu tại Agri Vietnam 2024

TP.HCM Hơn 100 doanh nghiệp đến từ 14 quốc gia, vùng lãnh thổ giới thiệu, trưng bày máy móc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sản phẩm nông nghiệp tại Agri Vietnam 2024.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tổng Giám đốc GrowMax Group được trao giải 'Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á'

Sau Giải thưởng Nhà lãnh đạo tiêu biểu ASEAN 2024, Tổng Giám đốc GrowMax Group Mai Văn Hoàng tiếp tục được vinh danh là ‘Nhà lãnh đạo xuất sắc châu Á’.

Bất động sản hàng hiệu đang có tiềm năng phát triển rất lớn

Bất động sản hàng hiệu (branded residences) đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhờ 'cú bắt tay' giữa chủ đầu tư Việt Nam với các thương hiệu danh tiếng hàng đầu thế giới.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ thủy lợi cho Cà Mau hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 - 2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến Thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm