| Hotline: 0983.970.780

Tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác sắn

Thêm một giống sắn triển vọng kháng khảm lá, năng suất cao

Thứ Hai 29/07/2024 , 07:10 (GMT+7)

TÂY NINH Giống sắn mới không chỉ kháng tuyệt đối với bệnh khám lá mà còn có khả năng kháng bệnh chổi rồng, cho năng suất, chữ bột rất cao.

Sau hơn 4 năm nỗ lực, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) phối hợp cùng với Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh đã khảo nghiệm thành công 2 giống sắn kháng bệnh khảm lá đầu tiên là HN3, HN5, tiếp đó là các giống sắn HN1, HN36, HN80, HN97 có khả năng kháng tuyệt đối bệnh khảm lá, đã được Bộ NN-PTNT công nhận.

Vườn khảo nghiệm từ 10.000 hạt lai các giống sắn có gen kháng bệnh khảm lá sắn và một số bệnh hại khác tại tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Vườn khảo nghiệm từ 10.000 hạt lai các giống sắn có gen kháng bệnh khảm lá sắn và một số bệnh hại khác tại tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Lê Bình.

Bài liên quan

Tiếp nối những thành công trên, mới đây, qua công tác khảo nghiệm từ 10.000 hạt lai các giống sắn có gen kháng bệnh khảm lá sắn và một số bệnh hại khác tại tỉnh Tây Ninh, Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đã tiếp tục chọn được giống sắn HLH20-0047. Đây là loại giống được đánh giá ưu việt nhất từ trước đến nay bởi không chỉ kháng 100% bệnh khảm lá mà còn có năng suất, chữ bột cao và kháng được các bệnh nguy hiểm khác như bệnh chổi rồng trên cây sắn.

Chúng tôi có dịp theo chân Thạc sĩ Phạm Thị Nhạn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc đến thăm khu vực khảo nghiệm tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Dù đã được tiếp cận các giống HN3, HN5 HN1, HN 36, HN80, HN97, nhưng khi nhìn thấy giống sắn HLH20-0047, chúng tôi hết sức ấn tượng. Mỗi bụi sắn chỉ một cây duy nhất cao chót vót, lá thẳng tắp. Khi nhổ một cây lên kiểm tra, hàng chục củ sắn to, dài nằm chi chít, ước trọng lượng trên 5kg/cây.

Nói về công tác khảo nghiệm, Thạc sĩ Nhạn chia sẻ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng không nhỏ gây thoái hoá giống nói chung và giống sắn nói riêng, do đó, dù đã chọn được 6 giống sắn mới và được công bố, công tác khảo nghiệm vẫn được thực hiện thường xuyên, liên tục. Bởi để có được một giống mới ưu việt, công tác nghiên cứu, khảo nghiệm phải qua rất nhiều bước và mất rất nhiều thời gian, trung bình phải mất ít nhất 3 đến 5 năm mới tuyển chọn ra giống được công nhận.

Mỗi gốc sắn HLH20-0047 chỉ có một cây nhưng có thể cho năng suất tới 5kg củ. Ảnh: Trần Trung.

Mỗi gốc sắn HLH20-0047 chỉ có một cây nhưng có thể cho năng suất tới 5kg củ. Ảnh: Trần Trung.

Bài liên quan

Đơn cử như giống HLH20-0047, từ năm 2020 Trung tâm đã đưa 10.000 hạt lai các giống sắn triển vọng vào thực nghiệm. Mỗi năm có 3.000 đến 5.000 dòng được chọn để đánh giá, qua đó đã chọn được 3 - 4 giống đáp ứng được các tiêu chí kháng bệnh và cho năng suất, hàm lượng tinh bột cao để đem ra trồng thực địa, tiếp tục đánh giá toàn diện. May mắn giống HLH20-0047 hội tủ đủ các tiêu chuẩn, tiêu chí giống mới đặt ra.

“Qua đánh giá ban đầu, trong điều kiện canh tác bình thường, giống HLH20-0047 có thể đạt năng suất từ 35 cho đến 45 tấn/ha. Trong điều kiện thâm canh, có tưới đầy đủ như ở Tây Ninh có thể đạt 45 đến 55 tấn/ha; hàm lượng tinh bột có thể đạt 29 - 30%. Đặc biệt, ngoài kháng 100% bệnh khảm lá, giống này còn có khả năng kháng bệnh chổi rồng và có thể canh tác được ở điều kiện thổ nhưỡng bất lợi như ở vùng bán ngập… Có thể khẳng định, giống này đáp ứng được tất cả mong muốn của ngành sắn hiện nay. Chúng tôi đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị Bộ NN-PTNT công nhận”, Thạc sĩ Phạm Thị Nhạn thông tin.

Giống sắn mới HLH20-0047 rất phù hợp với các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng bất lợi, kể cả vùng bán ngập… Ảnh: Lê Bình.

Giống sắn mới HLH20-0047 rất phù hợp với các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng bất lợi, kể cả vùng bán ngập… Ảnh: Lê Bình.

TS Nguyễn Hải Anh, Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Viện Di truyền Nông nghiệp) cho biết thêm, thời gian qua, Viện đã tích cực phối hợp cùng các đơn vị trong nước cũng như tổ chức quốc tế để tuyển chọn được 6 giống sắn kháng bệnh khảm lá và đã được công nhận ở vùng Đông Nam bộ.

Đối với việc tiếp tục tìm ra giống HLH20-0047, niềm vui này không chỉ cho riêng Tây Ninh mà còn với cả ngành nông nghiệp, triển vọng đẩy lùi bệnh khảm lá sắn.

“Bên cạnh công tác phối hợp tìm và phát triển các giống sắn mới, thời gian tới, Viện Di truyền nông nghiệp cũng sẽ phối hợp với các đơn vị quốc tế cũng như trong nước để nghiên cứu quy trình canh tác sắn bền vững. Đây là vấn đề ngành sắn cần quan tâm để không chỉ hạn chế thoái hoá giống mà còn giúp cải thiện được sức khỏe đất, nâng cao năng suất, chữ bột”, TS Nguyễn Hải Anh nhấn mạnh.

Xem thêm
Phương châm '3 đủ' trong phòng chống đói, rét cho gia súc

Thái Nguyên Tại huyện Phú Lương, công tác phòng chống đói, rét được thực hiện với phương trâm '3 đủ' là đủ ấm, đủ no, đủ vacxin và thú y phòng dịch.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.