| Hotline: 0983.970.780

Theo chân lái than...Lào

Thứ Năm 22/04/2010 , 10:54 (GMT+7)

Ở thị trấn vùng biên Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) hàng trăm thương lái qua Lào thu mua than củi về bỏ mối cho các cơ sở. Từ đây than Lào- như một "thương hiệu" tỏa đi khắp trong Nam ngoài Bắc tiêu thụ.

Nhân công bốc xếp than vào các cở sở trên thị trấn Lao Bảo

Ở thị trấn vùng biên Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) hàng trăm thương lái qua Lào thu mua than củi về bỏ mối cho các cơ sở. Từ đây than Lào- như một "thương hiệu" tỏa đi khắp trong Nam ngoài Bắc tiêu thụ.

"Công nghệ luộc" than

Chúng tôi đón chuyến xe từ Đông Hà lên Lao Bảo, ngay từ cửa khẩu quốc tế đã có hàng chục chuyến xe nườm nượp mang than về. Tôi đánh liều làm chuyến "vượt biên" qua cửa khẩu để "mục sở thị" công nghệ làm than của cư dân Lào. Vào các bản của huyện Xitamuộc, Đồng Hến, Sênô (tỉnh Savannakhet, Lào) điều dễ dàng nhận thấy là từ trong các căn nhà sàn, khói bốc lên đến ngạt thở. Hầu hết mỗi gia đình tại đây đều có một lò "luộc" than gỗ. Anh Phong Săn- một hộ dân Xitamuộc làm nghề luộc than hơn chục năm nay lại thường xuyên tiếp xúc với "lái than" nên anh nói tiếng Việt khá sõi.

Phong Săn cho biết: "Mấy năm nay than bắt đầu có giá hẳn nên thương lái người Việt qua mua rất đông. Nhà tui có 2 lò chạy đỏ lửa 24/24 vẫn không làm kịp hàng bán. Cứ mỗi lò than nung vài ngày cũng được hơn tạ". Nói đoạn, anh dẫn chúng tôi ra xem hai lò than khói nghi ngút. Theo Phong Săn, "cộng nghệ luộc" than truyền thống của người dân Lào khá đơn giản. Chỉ cần đào hố rộng chừng hơn chục m2 kê các thanh gỗ xếp đều lên nhau để thông hơi, sau đó phủ một lớp đất (nếu có mạt cưa càng tốt) rồi đốt. Cứ đốt 1 đến 2 ngày, cho số mạt cưa cháy chậm sức nóng sẽ "hấp" số gỗ tươi bỏ vào trước đó thành than. Nếu đốt bằng lửa ngọn sẽ dẫn đến cháy gỗ, cành tươi thành tro bụi, không thành than được.

Nguyên liệu sản xuất than bao gồm các gỗ tạp, cành củi còn sót lại sau khi khai thác rừng. Hầu hết các nguồn than lấy từ Lào đều sử dụng "công nghệ" này, một bộ phận nhỏ khác lấy than từ đốt rẫy, làm nương. Tuy nhiên, theo anh Phong Săn, than đốt từ lò cháy đều, sinh nhiệt tốt hơn lấy từ rẫy. Từ công nghệ luộc than này, than Lào có giá trị hơn hẳn so với các than các nơi khác. Đặc biệt than Lào được đốt từ các loại gỗ quý như lim, trắc...nên cháy lâu, sức tỏa nhiệt lớn. Nghề đốt than trở thành nghề hái ra tiền của dân Lào, tuy nhiên nó đã vô hình trung "tiếp tay" cho phá rừng.

Trên chuyến xe bán tải bon bon từ huyện Sêpôn đến Xitamuộc, rồi Sênô bỏ lại phía sau hàng nghìn ngôi nhà sàn mất hút với khói bao trùm, tôi được chứng kiến những cánh rừng bị vặt trụi. Đúng như câu nói của anh Diễn: "Than biết khi mô mà hết được chú. Rừng Lào nhiều vô kể, khai thác mấy chục năm rồi mà gỗ vẫn về từng xe tải, than vẫn bán từng tấn. Người Lào bao đời sống nhờ rừng là vì thế".

Theo dấu than Lào

Hầu hết các nguồn than ở Lào đều tập trung bán ở Đồng Hến hoặc bỏ mối ven đường 9 của Lào cho các chuyến xe người Việt đến lấy. Tại Đồng Hến, chúng tôi làm quen với anh Nguyễn Văn Diễn, người khóm Xuân Phước, thị trấn Lao Bảo, là một "lái than" lâu năm bên nước bạn. Anh Diễn có xe bán tải, là đầu mối của nhiều cơ sở thu mua than Lào. Mỗi chuyến đi của anh 2 đến 3 ngày, khi nào thu gom đủ than, chất đầy xe mới về Việt Nam.

Theo chân anh Diễn từ cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến Xitamuộc rồi Đồng Hến, chúng tôi có dịp chứng kiến những "rừng than" được chất cao ngất ngưởng hai bên đường. Từ trong các taxăng (đơn vị hành chính cấp xã của Lào), hàng chục cư dân Lào gùi than ra điểm tập kết. Tấp xe vào bên đường mòn, anh Diễn nhanh nhảu: "Than tho đạy" ("Giá than bao nhiêu một bao?"), một người đàn ông chừng 35-40 tuổi, gương mặt lem luốc bụi than nói: "Xip xoong kip" (12.000 kíp). Chưa nghe dứt câu, anh Diễn đã lắc đầu lên xe đi tiếp sang các taxăng khác. "Sao không trả giá mà vội đi thế?"- tôi thắc mắc. Anh Diễn giải thích: "Người Lào cũng như đồng bào dân tộc bên mình, nói một là một, hai là hai. Họ ra giá, mình không đồng ý thì cứ đi, đừng mặc cả mất công".

Ông Hồ Sỹ Trị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo:

"Những năm gần đây khối lượng than đưa về cửa khẩu ngày càng nhiều, ước tính khoảng 7 tấn/ngày. Đây là mặt hàng được đi kèm với hành lý nằm trong Nghị định 66 của Chính phủ Quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng, nhập khẩu được miễn thuế".

Kinh nghiệm gần chục năm làm "lái than" đã giúp anh Diễn hiểu được tính cách chất phác nhưng rất "con buôn" của dân bản địa. Theo anh Diễn, giá than ở Đồng Hến trội hơn chút so với giá gốc bán tại các bản làng ở Sênô, Xitamuộc, Phờlan...Mỗi bao than từ 12- 13kg khoảng 10.000 kíp (tiền Lào, khoảng 22-23 nghìn đồng tiền Việt). Than Lào có hai loại: than tấm (từ các loại gỗ tạp) với giá chừng 10.000 kíp/bao; than thẻ tròn (từ các loại gỗ lim, trắc) có giá 12.000 kíp/bao. Sau khi mang về Việt Nam, các thương lái bán từ 35-40 nghìn đồng/bao, hưởng chênh lệch khá lớn. Với lợi nhuận khá cao, nên dễ hiểu là hàng ngày có hàng trăm chuyến xe chở than Lào vào nước ta.

Một "lái than" ở cửa khẩu Lao Bảo cho biết: "Than Lào được nhập từ cửa khẩu Lao Bảo cung cấp thị trường than củi cho cả miền Trung, thậm chí ra tận Hà Nội. Có nhiều người còn ví Lao Bảo là lò than cho cả miền Trung". Vào cơ sở thu mua than của bà Thanh ở xã Tân Thành, chỉ một ngày đã có hàng chục chuyến xe mang than về nhập. Kho chứa than của bà Thanh rộng chừng 300m2 luôn đầy ắp hàng, mỗi ngày đều có vài nhân công túc trực để bốc than. Bà Thanh cho hay: "Những năm trước than là mặt hàng chẳng ai ngó ngàng gì đến, bên Lào mấy người dân chỉ mang đổi gạo, rau quả...cho dân Việt mình ở sát biên giới. Chỉ mấy năm trở lại đây than tự nhiên có giá hẳn".

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Mavin nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Tập đoàn Mavin vừa vinh dự nhận Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác giai đoạn 2022-2023.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm