| Hotline: 0983.970.780

Theo chồng chỉ với một chiếc áo dài trắng...

Thứ Bảy 17/03/2018 , 15:05 (GMT+7)

Năm 2008, nhạc sĩ Châu Kỳ đã rời khỏi ở tuổi 85, nhưng suốt 10 năm qua hình bóng ông vẫn còn đậm đà trong trái tim người vợ Kha Thị Đàng...

Phong trào nhạc bolero đang trở lại mạnh mẽ trên các sân khấu lớn nhỏ. Một trong những người sáng tác thành công với dòng nhạc trữ tình này, mà công chúng không thể không nhắc đến là nhạc sĩ Châu Kỳ với những bài hát rung động như “Đừng nói xa nhau”, “Đón xuân này nhớ xuân xưa”, “Biệt kinh kỳ”, “Con đường xưa em đi”...

Năm 2008, nhạc sĩ Châu Kỳ đã rời khỏi ở tuổi 85, nhưng suốt 10 năm qua hình bóng ông vẫn còn đậm đà trong trái tim người vợ Kha Thị Đàng. Không chỉ hơn nửa thế kỷ sống bên nhạc sĩ Châu Kỳ hương nồng ấm lạnh, mà bà Kha Thị Đàng còn nâng niu từng kỷ niệm đẹp của người chồng tài hoa và đa cảm qua 200 ca khúc để lại trên đời.

13-42-20_kh-thi-dng
Bà Kha Thị Đàng bây giờ

Nhạc sĩ Châu Kỳ sinh năm 1923 tại Huế. Có cha là nghệ nhân cổ nhạc cung đình Châu Huy Hà, và chị ruột là nữ nghệ sĩ nổi danh tài sắc Châu Thị Minh, nên cậu bé Châu Kỳ cũng được tiếp xúc với nghệ thuật biểu diễn từ khi còn rất nhỏ, qua sự hướng dẫn của giáo sư âm nhạc Petrus Thiều.

Năm 14 tuổi, Châu Kỳ đã bước lên sân khấu chuyên nghiệp với tư cách một ca sĩ. Dù chị ruột Châu Thị Minh có đoàn ca Huế mang tên Hồng Thu, nhưng chủ yếu Châu Kỳ theo gánh hát của nghệ sĩ Ái Liên biểu diễn khắp nơi. Cuối năm Canh Thìn 1940, Huế bị một trận lụt rất lớn, Châu Kỳ nghe tin liền vội vã từ Hà Nội quay lại Huế thăm thân nhân. Không ngờ, người mẹ của Châu Kỳ đã mất theo dòng nước cuốn. Xót xa và ân hận, vừa thương mẹ vừa thương mình, Châu Kỳ đã viết ca khúc đầu tay “Trở về” lúc 19 tuổi: “Về đây nhìn mây nước bơ vơ. Về đây nhìn cây lá xác xơ. Về đây tìm bóng chiều mơ, mong tìm mái tranh chờ, mong tìm thấy người xưa…”.

Không chỉ ca hát, Châu Kỳ còn đóng kịch và viết kịch. Một trong những vở kịch khá được ưa chuộng của Châu Kỳ viết cho đoàn Hồng Thu là vở “Ái tình và tôn giáo”.

Tuy nhiên, sự nghiệp của Châu Kỳ thăng hoa nhất ở những ca khúc trữ tình. Như một duyên phận trớ trêu, mỗi ca khúc phổ biến của nhạc sĩ Châu Kỳ đều gắn với trắc trở của một bóng hồng nào đó.

 Những ngày ca hát ở Sài Gòn đã cho nhạc sĩ Châu Kỳ một mối tình lâm ly với mỹ nhân gốc Hải Phòng lừng lẫy: ca sĩ Mộc Lan. Nổi danh cùng thời với Tâm Vấn, Kim Tước và Châu Hà, ca sĩ Mộc Lan vốn tên thật Phạm Thị Ngà từ độ trăng tròn đã được xung tụng tài sắc.

Quen biết nhau chỉ nửa năm, nhạc sĩ Châu Kỳ và ca sĩ Mộc Lan tổ chức đám cưới và trở thành cặp song ca ăn khách.

Nhạc sĩ Châu Kỳ đưa người vợ nhỏ hơn mình 8 tuổi về Huế hát thường xuyên cho đài phát thanh cố đô với mức lương khá hậu hĩnh. Đáng tiếc, căn phòng nhỏ phía sau Ty thông tin Huế nằm dưới chân cầu Tràng Tiền không thể nuôi dưỡng hạnh phúc của họ.

Khi vết thương cuộc hôn nhân đầu nguôi ngoai “mình đã đi chung trên con đường dang dở, mình đã gieo neo qua chớp bể mưa nguồn”, thì nhạc sĩ Châu Kỳ gặp được một nửa thật sự của đời mình. Dù bị gia đình phản đối, cô nữ sinh trường Gia Long mới vừa 16 tuổi - Kha Thị Đàng vẫn quyết tâm làm vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ vào năm 1955.

Dù ca khúc của nhạc sĩ Châu Kỳ rất phổ biến nhưng ông chẳng dành dụm được bao nhiêu tiền. Ngoài ca khúc “Được tin em lấy chồng” viết tặng ca sĩ Thanh Thuý, nhuận bút đủ mua một chiếc xe hơi, thì phần lớn thù lao của nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ đủ ông tiêu pha hằng ngày.

13-42-20_vo-chong-chu-ky
Đám cưới Châu Kỳ - Kha Thị Đàng vào năm 1955

Bà Kha Thị Đàng hồi tưởng: “Khi lấy anh Châu Kỳ, theo lời anh, tôi rời khỏi nhà chỉ với một chiếc áo dài trắng mặc trên người, với tinh thần tự lập, không dựa vào gia đình. Đêm tân hôn, tôi mới biết chồng không nhà cửa, căn phòng đang cư ngụ là ở nhờ một gia đình người bạn. Và anh Châu Kỳ cũng chẳng biết bao giờ mới có thể mua được nhà. Khi đó chúng tôi sống dựa vào tiền thù lao đi hát tại các rạp phim, phòng trà của anh Châu Kỳ. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, tôi mới quyết chí đi mua trả góp một căn nhà nhỏ trong hẻm sâu với bề ngang 4m, sâu 14 m. Phía trước nhà trệt, phía sau có một cái gác nhỏ. Từ đó mà anh Châu Kỳ có nhà riêng, có nơi ngồi viết lách. Tiền mua nhà thì trả mấy đợt mới hết”.

Sinh cho nhạc sĩ Châu Kỳ tất thảy 4 đứa con, bà Kha Thị Đàng không chỉ chấp nhận nâng khăn sửa túi cho một đức lang quân lãng tử mà còn trân trọng những ca khúc của chồng.

Dù tuổi đã cao, nhưng bà Kha Thị Đàng vẫn thuộc hầu hết sáng tác của nhạc sĩ Châu Kỳ, ca sĩ nào hát sai ca từ thì bà phát hiện được ngay. Nhạc sĩ Châu Kỳ đào hoa và lãng mạn bao nhiêu, thì bà Kha Thị Đàng chỉn chu và chu đáo bấy nhiêu. Bà Kha Thị Đàng lặng lẽ đứng sau chồng, lặng lẽ ủng hộ chồng và lặng lẽ nhận về mình không ít chua chát thầm ghen trộm nhớ.

Bà Kha Thị Đàng nói về người chồng quá cố, bằng thái độ thật nhẫn nại và thật bao dung: “Những chuyện tình của Châu Kỳ đau khổ, trắc trở nhưng mối tình của Châu Kỳ cùng những sáng tác của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời ông có nhiều bóng hồng, tôi làm vợ phải thông cảm cho chồng vì nhờ đó mới có nhiều ca khúc hay tặng đời”.

(Kiến thức gia đình số 11)

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm