KRI đã thực hiện nghiên cứu “Ý nghĩa của sự chuyển dịch chiếm ưu thế sang cây công nghiệp ở Malaysia: Mô hình thay đổi hệ thống của cây công nghiệp”, kết quả cho thấy việc giảm 30% lao động so với mức hiện tại sẽ khiến sản lượng dầu thực vật giảm một nửa.
Tiến sĩ Datin Paduka Fatimah Mohamed Arshad, thành viên tại Viện Nghiên cứu Khazanah (KRI), đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết việc giảm sản lượng dầu cọ lên tới 80% sẽ dẫn đến sự sụp đổ trong chuỗi cung ứng.
“Dựa trên các mô phỏng đã thực hiện, tình trạng thiếu hụt lao động gây nhiều bất lợi hơn so với sự sụt giảm giá toàn cầu", bà Arshad nói. “Ảnh hưởng của suy giảm giá cả ít gây thiệt hại hơn tình trạng thiếu lao động. Do đó, sự bùng phát của Covid-19 trong số những người lao động nhập cư trong các khu trồng cọ dầu có thể gây bất lợi lớn”, .
Nghiên cứu của KRI cũng tiết lộ rằng Malaysia sắp đạt đến giới hạn trần về trồng rừng ở mức 6,5 triệu ha. Vào năm 2019, tổng cộng 5,9 triệu ha đất trồng cọ dầu thuộc về các điền trang lớn, trong khi 986.000 ha (khoảng 17%) thuộc về các hộ nhỏ.
“Nghiên cứu cho thấy rằng hỗ trợ phát triển cho các nông hộ nhỏ của chúng tôi mang lại tác động cao hơn cho họ, đặc biệt là lợi nhuận trên mỗi ha so với các khu trang trại", tiến sĩ Arshad nói. “Trong tương lai, nếu những xu hướng này tiếp tục, tính bền vững của ngành sẽ bị suy yếu do giới hạn trần về diện tích, rủi ro kinh tế và sinh thái".
"Trường hợp 'vượt quá mức và sụp đổ' của ca cao Brazil và Malaysia đã chứng minh điều này", nghiên cứu viết.
Điều này cho biết thêm rằng ngành công nghiệp dầu cọ Malaysia đang rất cần giảm sự phụ thuộc vào diện tích đất, đồng thời duy trì sản lượng, đẩy mạnh tái canh và giảm chi phí đầu vào không lao động để tăng sản lượng và doanh thu.
“Tỷ lệ tái canh thông thường của ngành dầu cọ là 12%, nói cách khác là khoảng 12 cây mới được trồng mỗi năm cho mỗi 100 cây quá hạn. Tuy nhiên, các mô phỏng của chúng tôi cho thấy tỷ lệ tái canh tối ưu để có năng suất tốt nhất trên mỗi ha đối với trang trại là 15% và nông hộ nhỏ là 17% thay vì 12% thông thường", nhóm nghiên cứu khẳng định.
“Đầu tư vào các hộ sản xuất nhỏ sẽ tạo ra tăng trưởng đồng đều, phân phối công bằng và do đó tạo ra sự bền vững của ngành", nghiên cứu của KRI viết.
Do hạn chế về diện tích trồng, nhà nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị bao gồm cả việc trồng xen canh và các biện pháp giảm thiểu rủi ro cho người trồng rừng.
“Với giới hạn về đất đai, đòi hỏi các nỗ lực phải được đẩy mạnh để tăng năng suất hơn nữa thông qua nghiên cứu và phát triển, đẩy nhanh việc tái canh và phát triển đầu vào không sử dụng lao động tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và phụ thuộc vào mở rộng đất", KRI gợi ý.
“Tăng cường các doanh nghiệp đa cây trồng và hỗn hợp để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa doanh thu, cho cả các hộ nông dân và doanh nghiệp nhỏ, bao gồm kết hợp cây trồng và vật nuôi vì lợi ích sinh thái và kinh tế để tối đa hóa giá trị đất đai và tính bền vững”, nghiên cứu kết luận.