| Hotline: 0983.970.780

Thống nhất quản lí phân bón nhưng cần giám sát chéo

Thứ Ba 21/03/2017 , 09:05 (GMT+7)

Hiện Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đang hoàn tất các thủ tục chuyển giao việc quản lí nhà nước về phân bón theo sự phân công của Chính phủ về Bộ NN-PTNT...

Hiện Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đang hoàn tất các thủ tục chuyển giao việc quản lí nhà nước về phân bón theo sự phân công của Chính phủ về Bộ NN-PTNT cũng như chuẩn bị cho việc sửa đổi Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón. Đây là lần thứ 4 ngành phân bón phải sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lí nên nhận được rất nhiều quan tâm của các doanh nghiệp SXKD phân bón.

Báo NNVN chọn lọc và đăng loạt ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lí và doanh nghiệp xung quanh vấn đề “nóng” này.
 

Ông Nguyễn Hạc Thúy - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam: Thống nhất quản lí nhưng cần giám sát chéo

13-21-54_nh-1
 

Việc Chính phủ giao Bộ NN-PTNT là đơn vị đầu mối quản lí nhà nước về phân bón là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp xu thế nhiều nước phát triển đang áp dụng. Tuy nhiên, việc sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 202 sắp tới cần phải tăng cường thêm vai trò giám sát của các tổ chức xã hội, tránh hiện tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

 Tại cấp tỉnh, thành phố nên thành lập liên ngành để có sự thống nhất khi tiến hành thanh, kiểm tra, xử lí về phân bón, tránh chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp khi phải tiếp quá nhiều đoàn trong một năm. Đặc biệt, phải gắn cả trách nhiệm của lãnh đạo và hệ thống chính trị các cấp nơi nhà máy phân bón hoạt động, chứ không có chuyện doanh nghiệp đóng trên địa bàn làm bậy bạ mà chính quyền địa phương không hề hay biết.

Tiếp đến, phải kiện toàn, hoàn chỉnh hệ thống khảo nghiệm, phân tích, chứng nhận phân bón nhằm hạn chế khiếu nại, oan sai. Hiện nay, việc chỉ định các phòng phân tích, khảo nghiệm, kiểm định về phân bón còn mang nặng cảm tính, thậm chí có dấu hiệu lợi ích nhóm nên cần một đơn vị độc lập, chuyên môn là Bộ KH- CN cùng tham gia vào quá trình thẩm định, cấp chứng nhận cho các cơ sở phân tích, kiểm định.

Và cuối cùng, cần tăng chế tài, mức xử phạt cũng như cương quyết rút giấy phép những doanh nghiệp cố tình vi phạm nhiều lần.
 

Giám đốc Nhà máy Phân bón Phú Điền Doãn Văn Thân: Hợp chuẩn hợp quy phân NPK chỉ làm tăng chi phí

13-21-54_nh-3
 

Nếu thời gian tới khi tiến hành sửa đổi hoặc thay thế Nghị định 202 về quản lí phân bón, chúng tôi kiến nghị nên xóa bỏ việc quy định hợp chuẩn, hợp quy với phân NPK.

Chỉ có các sản phẩm phân đơn đa lượng như đạm, lân, kali, DAP… mới cần quy chuẩn, tiêu chuẩn, mới có quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào, đầu ra, còn phân NPK chỉ là sử dụng các phương thức khác nhau để phối trộn các phân đơn đa lượng lại với nhau nhằm tạo ra sản phẩm NPK giúp người dân dễ sử dụng và hiệu quả nhất thì cần gì quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Bởi nếu phân đơn đa lượng đảm bảo chất lượng, phân NPK về cơ bản cũng đảm bảo. Cái mà cơ quan quản lí nhà nước cần kiểm tra với phân NPK chính là hàm lượng công bố có đúng theo số liệu công khai trên bao bì hay không. Còn việc doanh nghiệp sử dụng công nghệ 3 màu, ép viên 1 hạt hay lò cao hơi nước… gì không quan trọng.

Bản thân doanh nghiệp chúng tôi mỗi năm mất hàng chục triệu đồng chỉ để tự lấy mẫu phân NPK rồi gửi cho các phòng phân tích được chỉ định, sau đó họ cấp cho một tờ giấy tôi thấy là thừa thãi, không giải quyết được việc gì.

Bởi không có doanh nghiệp nào dại dột đi gửi mẫu không đủ hàm lượng cho các phòng phân tích, trong khi quan trọng nhất là sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có đảm bảo chất lượng hay không thì các phòng phân tích họ lại không chịu trách nhiệm. Không hiểu nhà nước sinh ra các đơn vị đó với mục đích gì, hay đó chính là "sân sau, lợi ích nhóm" của một số quan chức làm công tác quản lí phân bón?

Nếu được, tôi chỉ có một ước muốn là tạo sân chơi công bằng trong lĩnh vực phân bón. Theo đó nhà nước công bố công thức khoảng 100 loại phân NPK mẫu, sau đó các doanh nghiệp tự sản xuất, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh nhau sòng phẳng với nhau về giá, chất lượng, cung cách phục vụ với 100 loại sản phẩm đó.

Ai làm tốt nên tuyên dương, ai làm bậy bạ phải xử phạt thật nặng, thậm chí rút giấy phép. Chỉ đơn giản vậy thôi mà không hiểu sao thay đổi quản lí hết Bộ này đến Bộ khác vẫn chưa thực hiện được.

Xem thêm
Làng bánh lá răng bừa nức tiếng xứ Thanh

Toàn xã Xuân Lập có khoảng 240 hộ sản xuất, kinh doanh bánh lá răng bừa, sản phẩm được bán quanh năm, đặc biệt bán chạy vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền…

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Hội thảo quốc tế: Để trường học thành điểm chạm hạnh phúc

Hội thảo Hạnh phúc trong Giáo dục 2024 mang đến giải pháp xây dựng môi trường học tập hạnh phúc, kết nối và thúc đẩy giáo dục toàn diện tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ TN-MT đề xuất công khai tên người bỏ cọc trúng giá đất

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đề xuất công khai tên các trường hợp trúng đấu giá nhưng bỏ cọc.