| Hotline: 0983.970.780

Thử nghiệm lớp bảo vệ thực phẩm làm từ sợi

Thứ Ba 14/06/2022 , 16:12 (GMT+7)

Tetra Pak đang tiến hành thử nghiệm lớp màng bảo vệ bằng sợi đầu tiên trong các bao bì đựng thực phẩm không cần bảo quản lạnh.

Với thử nghiệm này, Tetra Pak hướng tới tạo ra vỏ hộp giấy sử dụng vật liệu tái tạo hoàn toàn và có thể tái chế với mục tiêu thực hiện cam kết trung hòa khí nhà kính.

Với thử nghiệm này, Tetra Pak hướng tới tạo ra vỏ hộp giấy sử dụng vật liệu tái tạo hoàn toàn và có thể tái chế với mục tiêu thực hiện cam kết trung hòa khí nhà kính.

Tetra Pak đạt bước tiến trên hành trình hướng tới bao bì tiệt trùng có thể tái tạo hoàn toàn với việc thử nghiệm lớp bảo vệ thực phẩm thay thế cho màng nhôm, nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy tái chế.

Là nhà cung cấp giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển, công ty này đang tiến hành thử nghiệm lớp màng bảo vệ bằng sợi đầu tiên trong các bao bì đựng thực phẩm không cần bảo quản lạnh.

Với thử nghiệm này, Tetra Pak đang tiến dần tới việc thẩm định giải pháp mới, hướng tới tạo ra vỏ hộp giấy sử dụng vật liệu tái tạo hoàn toàn và có thể tái chế với mục tiêu thực hiện cam kết trung hòa khí nhà kính.

Trong nỗ lực dài hạn hướng tới những đổi mới đột phá, thúc đẩy hoạt động thiết kế ra các sản phẩm có thể tái chế, việc gia tăng hàm lượng giấy của vỏ hộp là ưu tiên hàng đầu của Tetra Pak. Điều này cũng đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng.

Dựa trên nghiên cứu toàn cầu gần đây, khoảng 40% người tiêu dùng cho biết "các vỏ hộp được làm hoàn toàn từ giấy, không chứa nhựa hoặc nhôm" sẽ được họ ưu tiên phân loại để tái chế hơn nhiều lần.

Tetra Pak đang đầu tư lên tới 100 triệu euro mỗi năm với tầm nhìn từ 5 đến 10 năm tới.

Tetra Pak đang đầu tư lên tới 100 triệu euro mỗi năm với tầm nhìn từ 5 đến 10 năm tới.

Hợp tác chặt chẽ với một số khách hàng của mình, Tetra Pak thử nghiệm một lớp màng bảo vệ làm từ sợi dành cho các vỏ hộp giấy tiệt trùng. Lô thử nghiệm đầu tiên gồm các sản phẩm dùng thử hiện đang được bày bán trên kệ để người tiêu dùng trải nghiệm. Việc thẩm định công nghệ này dự kiến được thực hiện vào cuối năm 2022.

Bà Eva Gustavsson, Phó Chủ tịch phụ trách Nguyên liệu va Đóng gói, Tetra Pak cho biết thêm: “Để giải quyết các vấn đề phức tạp, đan xen và đa chiều như biến đổi khí hậu và kinh tế tuần hoàn, việc đổi mới là vô cùng quan trọng.

Không chỉ vậy, chúng tôi còn hợp tác chặt chẽ với các đối tác, những nhà cung cấp có năng lực vượt trội, sở hữu công nghệ và cơ sở sản xuất tiên tiến. Chung tay hành động hiệu quả sẽ mang lại các giải pháp dành cho tương lai, với tốc độ nhanh hơn và chất lượng tốt hơn”.

“Chúng tôi đang đầu tư lên tới 100 triệu euro mỗi năm với tầm nhìn từ 5 đến 10 năm tới, mục tiêu tiếp tục xây dựng hình ảnh thân thiện với môi trường của vỏ hộp giấy, bên cạnh đó nghiên cứu và phát triển vỏ hộp được làm từ vật liệu đơn giản và gia tăng hàm lượng tái tạo.

Chúng tôi còn cả chặng đường dài phía trước nhằm đạt được tham vọng bền vững của mình, trong khi vẫn bảo vệ an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn chất lượng cao khác, nhưng với sự hỗ trợ của các đối tác, chúng tôi đang có những bước tiến nhất định trên hành trình của mình,” bà Eva Gustavsson chia sẻ.

Hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn ít phát thải carbon, Tetra Pak đang nỗ lực để sử dụng nguyên liệu tái sinh và giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị của mình. Đích đến mà công ty hướng tới là tăng tỷ lệ sử dụng nguyên liệu tái sinh lên tới 100%.

Các vỏ hộp được làm hoàn toàn từ giấy, không chứa nhựa hoặc nhôm được người tiêu dùng ưu tiên phân loại để tái chế hơn nhiều lần.

Các vỏ hộp được làm hoàn toàn từ giấy, không chứa nhựa hoặc nhôm được người tiêu dùng ưu tiên phân loại để tái chế hơn nhiều lần.

Đặc biệt, để hoạt động thu gom và tái chế vỏ hộp giấy đạt quy mô lớn và rộng khắp, Tetra Pak đang hợp tác với các nhà bán lẻ lớn như Mega Market và AEON MALL để mở rộng các điểm thu gom vỏ hộp giấy trong cộng đồng tại các thành phố lớn.

Bên cạnh 63 điểm thu gom công cộng mà Tetra Pak cùng với các đối tác thu gom đã và đang triển khai tại Việt Nam, công ty cũng hợp tác để đưa vỏ hộp giấy vào danh mục thu gom của ứng dụng VECA trên điện thoại thông minh.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm