| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra ổ dịch tại Hà Nội và Hà Nam

Thứ Sáu 01/03/2019 , 08:56 (GMT+7)

Chiều ngày 28/2/2019, đoàn công tác kiểm tra bệnh dịch tả lợn Châu Phi của Bộ NN và PTNN do ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng cùng với lãnh đạo Cục thú y đã đến kiểm tra ổ dịch tại Hà Nội và Hà Nam.

Có mặt tại nơi xảy ra ổ dịch, Thứ trưởng Tiến đã chỉ đạo quyết liệt, hướng dẫn cụ thể  việc áp dụng triệt để các biện pháp như tiêu hủy, tiêu độc, khử trùng, xử lý ổ dịch; cách ly, khoanh vùng...để tránh lây lan diện rộng.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng với lãnh đạo Cục thú y đến kiểm tra ổ dịch

Tại gia đình ông Nguyễn Thái Sơn, ở tổ 17 phường Thượng Thanh, quận Long Biên Tp Hà Nội có nuôi 24 con lợn rừng. Ngày 24/2/2919, sau khi nhận được thông tin đàn lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh, cơ quan thú y địa phương đã khẩn trương tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Ngày 25/2/2019, sau khi có kết quả dương tính với vi rút bệnh tả, các cơ quan chức năng của địa phương đã tổ chức tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, thực hiện các biện pháp khoanh vùng ổ dịch.

Cùng ngày, đoàn công tác đã đến xã Văn Xá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, nơi cũng vừa phát hiện ra ổ dịch với đàn lợn của anh Chu Văn Vĩ tại thôn Chanh - Trung Đồng, toàn bộ số lợn mắc bệnh đã được địa phương tổ chức tiêu hủy theo quy trình kỹ thuật của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Chốt phun tiêu độc khử trùng trước khi vào vùng dịch

Sau khi nghe báo cáo của địa phương nơi có ổ dịch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến một lần nữa nhấn mạnh: dịch tả lợn Châu Phi diễn biến rất khó lường vì nguồn lây chuyền rất đa dạng, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc chữa, tỷ lệ chết lên đến 100%. Phát biểu chỉ đạo xử lý dịch, ông đề nghị tất cả hệ thống chính trị của địa phương vào cuộc, mong muốn có thêm lực lượng công an, quân đội để kiểm soát chặt chẽ việc bán "chạy", bán "chui" của một số cơ sở chăn nuôi nhằm tránh lây lan. Ông cũng đề nghị địa phương tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để người chăn nuôi có thể sớm nhận được tiền hỗ trợ - trích từ quỹ giảm nhẹ thiên tai của các tỉnh.

Một hố chôn lợn mắc bệnh

Xem thêm
Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Chuyển đất lúa kém hiệu quả trồng tràm năm gân

NINH BÌNH Việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng tràm năm gân giúp người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình gia tăng giá trị sản xuất và thu nhập.

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.