| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cho 1 làng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn của Gia Lai

Thứ Sáu 30/11/2018 , 20:33 (GMT+7)

Nhân dịp Thủ tướng đến Gia Lai dự Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, chiều 30/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với tỉnh Gia Lai, địa phương có diện tích lớn thứ 2 cả nước.

Thủ tướng lưu ý, tốc độ phát triển của tỉnh Gia Lai còn dưới tiềm năng

Đây là cuộc làm việc thứ 2 của Thủ tướng với tỉnh Gia Lai kể từ cuối năm 2016.

Phát biểu tại buổi làm việc, ghi nhận những nỗ lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, trong thời gian qua, Thủ tướng lưu ý, tốc độ phát triển của tỉnh còn dưới tiềm năng. Quy mô kinh tế còn nhỏ. Sức cạnh tranh còn thấp. Số lượng doanh nghiệp còn ít. Tỉ lệ hộ nghèo của Gia Lai giảm nhanh nhưng hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, chiếm đến 86,5%, trong đó có làng nghèo 100%.

Về định hướng thời gian tới, nhắc lại tầm nhìn đối với Tây Nguyên là phấn đấu trở thành cao nguyên trù phú về nông nghiệp hữu cơ, đa dạng về sinh thái, giàu có về vốn văn hóa; chìa khóa cho sự vươn lên của Tây Nguyên là phát triển ngành chế biến nông-lâm sản, dược liệu theo hướng đề cao bản sắc và tính độc đáo trong chuỗi giá trị nông sản thế giới, Thủ tướng cho rằng việc đưa tầm nhìn này vào triển khai trong thực tiễn còn khoảng cách lớn, đòi hỏi việc tổ chức thực hiện khoa học, quyết liệt. Do đó, cán bộ phải giỏi, phải biết làm việc.

Trên tinh thần đó, Gia Lai cần tập trung 3 hướng chính: Kinh tế nông lâm sản, chế biến ứng dụng công nghệ cao; dịch vụ du lịch; phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc trên nền tảng lợi thế so sánh vượt trội của địa phương. Đi liền với đó, tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng để phát huy thế mạnh này. Cần chú ý nông nghiệp hữu cơ cùng với cây công nghiệp là thế mạnh đặc thù của Gia Lai.

Gia Lai cần đóng góp tích cực hơn nữa để phát triển thương hiệu du lịch cao nguyên của Việt Nam

Thủ tướng nhấn mạnh, cần đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, rừng gỗ lớn, chế biến sâu đồ gỗ và nội thất. Hướng chiến lược của Tây Nguyên và Gia Lai là tăng độ che phủ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, giữ gìn môi trường sinh thái, bản sắc văn hóa địa phương. Trong phát triển, cần giải quyết đồng thời 4 bài toán: Kinh tế, xã hội, môi trường và bảo vệ di sản, không gian văn hóa. Gia Lai cần đóng góp tích cực hơn nữa để phát triển thương hiệu du lịch cao nguyên của Việt Nam, đặc biệt là phát huy văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Nhấn mạnh dân trí quyết định sự phát triển của Gia Lai, Thủ tướng yêu cầu tỉnh có văn bản cụ thể để Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết dứt điểm vấn đề biên chế giáo viên trên tinh thần tổ chức sắp xếp lại và không để thiếu giáo viên đứng lớp cho các em học sinh.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến trước các kiến nghị cụ thể của Gia Lai với tinh thần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển. Đặc biệt, Thủ tướng đã đồng ý, quyết ngay một khoản hỗ trợ trích từ dự phòng ngân sách dành cho 1 làng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn của Gia Lai mà Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nêu ra tại cuộc làm việc để bà con ổn định đời sống.

Trước đó, Thủ tướng đã đến thăm hỏi, tặng quà ông Nguyễn Trọng Đông, 60 tuổi, thương binh 81% và bà Lê Thị Hiến, 91 tuổi, cán bộ lão thành cách mạng tại TP. Pleiku...

 

 

Xem thêm
Thả 3 cá thể khỉ đuôi lợn quý hiếm về tự nhiên

Sau khi người dân tự nguyện giao nộp, 3 cá thể khỉ đuôi lợn đã được chăm sóc khỏe mạnh trước khi thả về tự nhiên để bảo tồn gen động vật quý hiếm.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm