| Hotline: 0983.970.780

Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT mang hơi ấm đến trẻ em nghèo vùng cao

Thứ Tư 13/12/2023 , 08:12 (GMT+7)

Với chủ đề 'Đông ấm cho em', Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNN đã tổ chức chương trình tình nguyện và trao quà hỗ trợ cho trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Tả Van.

Ngày 9/12, Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT phối hợp tổ chức chương trình "Tình nguyện mùa đông năm 2023 - xuân tình nguyện 2024" với chủ đề “Đông ấm cho em” tại xã Tả Van, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai.

Tham dự chương trình có Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Trường; Phó Bí thư, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh đoàn Lào Cai Nguyễn Ngọc Linh; Phó Chủ tịch UBND thị xã SaPa Đỗ Văn Tân, cùng đại diện nhà trường và các em học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van.

Toàn cảnh chương trình Tình nguyện mùa đông 2023, xuân tình nguyện 2024 diễn ra tại điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van. Ảnh: Thảo Phương. 

Toàn cảnh chương trình Tình nguyện mùa đông 2023, xuân tình nguyện 2024 diễn ra tại điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van. Ảnh: Thảo Phương. 

Phát biểu tại chương trình, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT Tạ Hồng Sơn cho biết, với phương châm “ở đâu khó, ở đó có thanh niên” và phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”, những năm qua, Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT đã triển khai đa dạng nhiều hoạt động mang lại dấu ấn đậm nét của thanh niên, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước và sau hoạt động; tạo sức lan toả để các hoạt động tình nguyện trở thành hoạt động thường xuyên, trở thành thói quen hiện hữu trong đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội; phát huy tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, đoàn kết, chủ động, xung kích, tình nguyện đi đầu tham gia các phong trào mới, vấn đề khó, bức xúc trong xã hội.  

Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT Tạ Hồng Sơn phát biểu tại chương trình. Ảnh: Thảo Phương.

Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT Tạ Hồng Sơn phát biểu tại chương trình. Ảnh: Thảo Phương.

Tại chương trình, Đoàn đã hỗ trợ nhà trường và các em học sinh đóng mới 50 dát giường tầng cho học sinh bán trú; sửa lại mái của 4 phòng học đã bị xuống cấp nghiêm trọng; tặng 50 bộ đồ dùng học tập (gồm  vở ô li, vở kẻ ngang Hải Tiến, bút máy, bút chì, bút bi học sinh); 50 chiếc áo ấm; đàn gà "khăn quàng đỏ" (quy mô 200 con và 50 kg thức ăn); 200 quả trứng gà và xúc xích để tăng dinh dưỡng cho các bữa ăn của học sinh; hỗ trợ 10 tấn xi măng; 2 tấn phân bón hữu cơ cho các gia đình khó khăn để tu sửa lại nhà, hỗ trợ trồng trọt; tặng 25 chiếc chăn ấm cho các em học sinh.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Trường (ngoài cùng bên trái) trao quà cho nhà trường. Ảnh: Thảo Phương.

Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ NN-PTNT Nguyễn Văn Trường (ngoài cùng bên trái) trao quà cho nhà trường. Ảnh: Thảo Phương.

Ông Nguyễn Công Kiên, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van cho biết, nằm trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn của thị xã Sa Pa, trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van với 70% học sinh là con em dân tộc thiểu số, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp luôn là vấn đề nan giải vì địa bàn rộng, chia cắt, giao thông đi lại khó khăn.

Nhiều học sinh vì hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập thiếu thốn, đường đến trường xa nên thường bỏ học giữa chừng. Từ khi trường chuyển sang mô hình bán trú, việc duy trì đủ số học sinh đến lớp học của trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sau mỗi buổi tan học, học sinh không phải quay về bản như trước đây mà được bố trí nơi ăn, chốn ở ngay tại trường; các bậc phụ huynh cũng yên tâm gửi gắm con em mình.

Ngày hôm nay, xúc động với các hoạt động của Đoàn dành cho thầy cô và các em học sinh, ông Nguyễn Công Kiên, Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Tả Van cảm ơn tình cảm của Đoàn Thanh niên Bộ NN-PTNT và mong muốn sẽ có nhiều hoạt động gắn kết giao lưu nhiều hơn nữa giữa hai cơ quan trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Đoàn cũng tổ chức Chương trình “Bữa cơm vùng cao” (hoạt động cùng nấu cơm với giáo viên, học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Ttiểu học và THCS Tả Van), tổ chức tập huấn xử lý vi phạm về động vật hoang dã và phiên tòa giả định nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên thanh niên về luật lâm nghiệp và bảo vệ động vật hoang dã theo quy định pháp luật.

Tham gia chương trình có các đơn vị trong Bộ: Đoàn Thanh niên Cục Kiểm lâm, Cục Lâm nghiệp, Cục Thú y, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Cục Bảo vệ thực vật; Công ty cổ phần Vật tư nông sản và phối hợp với các đơn vị của địa phương thực hiện: Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai; thị đoàn Sapa.

Chương trình còn có sự đồng hành, hỗ trợ của các đơn vị: Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam; Công ty Cổ phần Môi trường đô thị tỉnh Lào Cai; Công ty Xi măng Long Sơn.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm