| Hotline: 0983.970.780

Nhọc nhằn tiếp cận chính sách lớn [Bài 2]: Trên không thông, dưới chịu thiệt

Thứ Hai 23/10/2023 , 10:54 (GMT+7)

Năm 2023 sắp qua nhưng kinh phí hỗ trợ khoán bảo vệ rừng của năm 2022 vẫn chưa đến tay đồng bào miền núi Nghệ An, điều này kéo theo muôn vàn áp lực.

Đồng bào vùng cao trông ngóng tiền hỗ trợ bảo vệ rừng bấy lâu nay. Ảnh: Việt Khánh.

Đồng bào vùng cao trông ngóng tiền hỗ trợ bảo vệ rừng bấy lâu nay. Ảnh: Việt Khánh.

Mòn mỏi ngóng tiền hỗ trợ bảo vệ rừng

Xuyên suốt quá trình thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, các huyện Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Con Cuông đã gửi rất nhiều văn bản đến cơ quan chuyên môn đề nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bấy nhiêu thôi cũng cho thấy phần nào “lỗ hổng” của chính sách lớn.

Xoay quanh nội dung khoán bảo vệ rừng và hỗ trợ bảo vệ rừng, nhiều huyện chung thắc mắc: Việc lập hồ sơ thiết kế hoàn thành muộn do kinh phí phân bổ chậm. Vậy thời gian được hưởng hỗ trợ bảo vệ rừng tính từ thời điểm ký kết hợp đồng, hay được hưởng trọn cả 12 tháng (từ tháng 1/2023 – tháng 12/2023)?

Hàng ngàn hộ nhận khoán bảo vệ nhưng tiền chưa đến tay. Ảnh: Việt Khánh.

Hàng ngàn hộ nhận khoán bảo vệ nhưng tiền chưa đến tay. Ảnh: Việt Khánh.

Quan điểm của Sở NN-PTNT Nghệ An khi thanh toán kinh phí khoán bảo vệ rừng (nhận diện tích khoán từ chủ rừng khác) phải căn cứ vào hợp đồng khoán bảo vệ rừng và kết quả nghiệm thu hàng năm; thanh toán kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng (rừng đã giao cho dân) phải căn cứ vào kết quả nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện đối với từng đối tượng nhận hỗ trợ.

Để tránh rủi ro, Sở NN-PTNT cũng đề nghị Sở Tài chính cho ý kiến cụ thể. Đáp lại, Sở Tài chính lập luận kết quả nghiệm thu đối với thiết kế được duyệt và hợp đồng giao khoán là cơ sở để thanh toán kinh phí bảo vệ rừng, tuy nhiên “không căn cứ thời điểm lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng trong năm”.

Sở, ngành bất nhất quan điểm, các huyện đành lựa chọn phương án an toàn để tránh rủi ro, với việc tính toán mức hỗ trợ từ thời điểm kí kết hợp đồng giao khoán đồng nghĩa tiền chính sách không thể giải ngân hết. Tai bay vạ gió, thiệt thòi hơn cả vẫn là đồng bào miền núi.

Ông Lô Khăm Kha, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tương Dương thông tin: “Đến tháng 7/2023 huyện mới hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục và kí hợp đồng giao khoán năm 2022, kinh phí khoán bảo vệ rừng tính từ mốc kí hợp đồng đến cuối năm, nếu áp dụng trong 5 tháng số tiền hỗ trợ sẽ giảm đi nhiều, từ định mức 400.000 đồng/ha chỉ còn 167.000 đồng/ha. Huyện cũng đang đôn đốc các đơn vị khẩn trương hoàn tất kế hoạch năm 2023 trong tháng 10 này, khi đó chỉ áp dụng được 3 tháng cuối năm mà thôi. Theo quy định phải đến 31/12/2023 mới tiến hành nghiệm thu, do đó hiện tại chưa giải ngân được vốn, chậm ngày nào thiệt thòi cho dân ngày đó”.

Xuyên suốt 2 năm qua huyện Quỳ Châu cũng trầy trật với nội dung trên. Để tạo đà thực hiện, ngày 4/10/2022 Chủ tịch UBND huyện đã giao Tiểu dự 1 – Dự án 3 cho 9 xã thuộc khu vực II, III làm chủ đầu tư. Nào ngờ chỉ 1 ngày sau, đồng loạt 9 xã cấp tốc gửi công văn với nội dung “không đủ năng lực thực hiện, đề nghị giao nhiệm vụ cho đơn vị chuyên môn”. Cực chẳng đã huyện phải giao lại cho Hạt Kiểm lâm đảm đương, đáng nói động thái này đi ngược lại với số đông các huyện miền núi khác, vốn phân công trực tiếp cho UBND các xã làm đầu mối chính.

Quá trình thực hiện tại huyện Quỳ Châu vướng không ít rào cản. Ảnh: Việt Khánh.

Quá trình thực hiện tại huyện Quỳ Châu vướng không ít rào cản. Ảnh: Việt Khánh.

Việc này xuất hiện 2 luồng quan điểm trái ngược. Thứ nhất, giao cho UBND các xã làm chủ đầu tư là thuận theo hướng dẫn của Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT, tính pháp lý được đảm bảo, điểm trừ là đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn đặt ra, nhiều đầu việc chưa từng đến tay. Ngược lại đây là thế mạnh của lực lượng kiểm lâm, vốn đã nằm lòng nhiều chương trình, dự án có nội dung tương tự, tuy nhiên nhược điểm là quân số hạn chế, khó cáng đáng khối lượng công việc khổng lồ.

Trở lại với nội dung chính, tổng kinh phí thực hiện Tiểu dự 1 – Dự án 3 của huyện Quỳ Châu trong 2 năm đầu trên 63 tỷ đồng, dự kiến chỉ giải ngân được khoảng 25 tỷ đồng, đồng nghĩa số tiền rất lớn không thể đến tay đối tượng diện thụ hưởng. Đã nghèo còn vướng cái eo, quả thật là bi kịch đau xót.

Phó Chủ tịch UBND xã Châu Hội (Quỳ Châu), ông Lim Văn Nam chia sẻ thật tâm, người dân trên địa bàn thiên về lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đời sống còn vất vả, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã trên 43%. Thông qua chủ trương giao đất, giao rừng nhiều hộ được giao khoán rừng nhưng cơ bản chỉ được tận dụng, thu gom một số lâm sản phụ, thành thử vẫn nghèo.

Gia đình ông Hà Văn Sơn thuộc diện hộ nghèo, thiếu thốn đủ bề. Ảnh: Việt Khánh.

Gia đình ông Hà Văn Sơn thuộc diện hộ nghèo, thiếu thốn đủ bề. Ảnh: Việt Khánh.

Cơ cực bậc nhất phải là hộ ông Hà Văn Sơn ở bản Khun, gia đình được giao khoán, bảo vệ khoảng 5ha rừng, từ khi Chỉ thị 13 có hiệu lực việc “tác động” vào rừng rất hạn chế, ngược lại vẫn phải truân chuyên giữ vốn quý. Từ đó gia đình rất kỳ vọng vào chính sách mới, nào ngờ trông ngóng mãi miết vẫn không thấy đâu.

Vợ chồng ông Sơn vốn dĩ không nghề nghiệp ổn định, ai thuê gì làm đó, có điều vì tuổi tác khá cao nên cả tháng trời mới nhận được vài ba công nhỏ nhặt, tính ra không đủ trang trải sinh hoạt thường nhật. Mấy miệng ăn trông chờ cả vào khoảnh ruộng bé tin hin ước chừng 500m2, nằm xa tít mù khơi, ấy vậy sau khi oằn mình gánh chịu trận mưa lũ khủng khiếp vừa rồi đã không còn vẹn nguyên:

Số thóc còn lại chỉ đủ dùng trong một tháng tới. Ảnh: Việt Khánh.

Số thóc còn lại chỉ đủ dùng trong một tháng tới. Ảnh: Việt Khánh.

 “Mưa lớn như thác đổ trong đêm nhấn chìm hoàn toàn diện tích, vợ chồng tôi hì hục giữa dòng nước đục hàng giờ liền mới gom được ba bì thóc, qua phân loại, phơi phong phải loại bỏ cơ số hạt lép, thối rữa. Số thóc ít ỏi còn lại tằn tiện lắm chỉ đủ dùng trong vòng một tháng tới, hết rồi không biết xoay xở, bấu víu vào đâu.

Nhà tôi có 2 mụn con, cháu nhỏ mới bước vào năm cuối cấp, đứa lớn trước làm công nhân tít tận Bình Dương, khi Covid-19 bùng phát doanh nghiệp cắt giảm tối đa nhận lực, thành thử phải chịu cảnh thất nghiệp hàng năm trời. Mãi đến gần đây cháu nó mới đi làm trở lại, có điều sức khỏe không đảm bảo thành thử nay ốm mai đau, làm cha làm mẹ ai chẳng thương con nhưng lực bất tòng tâm, đợt rồi nó nằm viện suốt, gia đình chạy đôn chạy đáo mượn tạm khắp nơi mới được 2 triệu bạc”, nói đoạn ông Sơn hướng mắt nhìn xa xăm, chốc chốc lại thở dài thườn thượt.

Cắt kinh phí quản lý, chủ đầu tư ngồi trên… đống lửa

Không có kinh phí quản lý, trách nhiệm đặt lên vai chủ rừng càng nặng nề gấp bội phần. Ảnh: Việt Khánh.

Không có kinh phí quản lý, trách nhiệm đặt lên vai chủ rừng càng nặng nề gấp bội phần. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Trần Ngọc Kiên, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu chia sẻ những góc khuất: “Diện tích các xã quản lý và hộ gia đình được cấp bìa đỏ khó thực hiện, khác với các chủ rừng đã từng áp dụng chi trả kinh phí dịch vụ môi trường rừng, hay tiến hành hỗ trợ theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP. Dựa trên nền tảng kế thừa đó Ban chủ động hoàn thiện sớm thủ tục, kịp thời chi trả toàn bộ kinh phí năm 2022 cho người dân.

Khó khăn nhất lúc này là chi phí vận hành, từ công tác làm hồ sơ ban đầu đến khi kiểm tra, nghiệm thu hoàn toàn không có cơ sở thực hiện. Sở dĩ năm 2022 làm được là bởi Thông tư 15/2022/TT-BTC còn hiệu lực. Đây là thiếu sót thực sự đáng tiếc”.

Khi nút thắt được tháo gỡ chính sách sẽ đến nhanh hơn với đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Việt Khánh. 

Khi nút thắt được tháo gỡ chính sách sẽ đến nhanh hơn với đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Việt Khánh. 

Nhân đây cần nói thêm, khối lượng thực hiện Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu chỉ bằng một phần nhỏ của Hạt Kiểm lâm huyện này. Phạm vi quá lớn nên thời gian chuẩn bị kéo dài lê thê, đặc biệt là quá trình thiết kế hồ sơ và đấu thấu qua mạng. Mặc dù thuộc diện tiên phong của cả tỉnh, quyết liệt từ đầu chí cuối nhưng mãi đến 31/8/2023 Hạt mới khép nổi hồ sơ:

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm