| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng kêu gọi nhà đầu tư yên tâm rót vốn vào Việt Nam

Thứ Năm 26/09/2024 , 12:08 (GMT+7)

TP.HCM Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam cam kết bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư; không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế.

HEF 2024 thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

HEF 2024 thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bài liên quan

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 5 (HEF 2024), chiều 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng trao đổi và trả lời nhiều câu hỏi "nóng" về thể chế chính sách để phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP.HCM tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế lần thứ 5 với sự tham gia của hơn 1.500 đại biểu là các chuyên gia, nhà khoa học, định chế tài chính từ nhiều quốc gia, nhiều ngành.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đảng đưa ra chủ trương, đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và Chính phủ thực hiện cụ thể hóa, thể chế hóa các nhiệm vụ phù hợp với Việt Nam, với TP.HCM và phù hợp với xu thế của thế giới.

Thế giới đang đối mặt những vấn đề toàn cầu, muốn thích ứng, buộc phải chuyển đổi. Việt Nam cũng đã có những bước chuyển đổi ở nhiều lĩnh vực chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số...

Qua đó, góp phần đưa Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất về quy mô thương mại quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, đảm bảo các cân đối lớn.

Trong 6 tháng năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,42%. Đặc biệt, ngay sau cơn bão Yagi, Chính phủ đã có các giải pháp khắc phục và dự kiến GDP cả năm đạt 7%.

Thủ tướng đánh giá cao TP.HCM đã đóng góp quan trọng cả về tăng trưởng, quy mô, thu ngân sách và đồng tình với ý kiến của các đại biểu tại HEF 2024 về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP.HCM.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại HEF 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại HEF 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Bài liên quan

"Với truyền thống vẻ vang, sự nỗ lực của TP.HCM, sự hỗ trợ của Trung ương, của bạn bè, đối tác quốc tế, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, TP.HCM nhất định sẽ đạt được mục tiêu nói trên", Thủ tướng nói và cho biết thêm, để chuyển đổi công nghiệp vừa phải làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Do vậy, TP.HCM phải xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đồng thời, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao; quản trị thông minh; có giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư.

Theo Thủ tướng, trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ ngành là phải xây dựng thể chế, chiến lược chung cho cả nước. Trong đó, ưu tiên cho TP.HCM về cơ chế chính sách để phát huy nguồn lực nội tại của một thành phố đầu tàu.

Thủ tướng cũng kêu gọi các doanh nghiệp có tinh thần "rủi ro chia sẻ, hài hòa lợi ích" giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Về phía TP.HCM, Thủ tướng yêu cầu, thành phố phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển nhanh bền vững.

"Thành công của doanh nghiệp, nhà đầu tư chính là thành công của TP.HCM, của Việt Nam. Chúng tôi luôn bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế, nhưng vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý. Tôi tin Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn hiện nay và tương lai", Thủ tướng nói và mong các đối tác ủng hộ TP.HCM và Việt Nam về ưu đãi tài chính; từng bước chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, thông minh; xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng đề nghị TP.HCM và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát các ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư, chuyên gia, nhà khoa học để sớm giải quyết, xử lý và tiếp thu, hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử, nhân dân luôn được hạnh phúc, ấm no hơn năm trước, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế chung của cả nước.

Xem thêm
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, ngày 25/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Giải pháp trước mắt và lâu dài cho những làng hoa huyện Văn Giang

'Lúc các làng hoa ở huyện Văn Giang bị bão lụt tôi có gọi điện hỏi thăm rồi sau đó xuống các xã để động viên và giúp đỡ về mặt kỹ thuật'.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Mỏi mòn' chờ nước sạch: Đào 9 giếng khoan thì phải lấp 7 giếng

Nhiều hộ gia đình tại xã Đồng Ích (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng để tìm nguồn nước trong thời gian chờ nước sạch về làng.

Bình luận mới nhất