| Hotline: 0983.970.780

Thừa cân, béo phì gia tăng lứa tuổi học đường

Thứ Sáu 10/08/2018 , 08:45 (GMT+7)

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tình trạng TCBP ở học sinh 6-18 tuổi tại TP.HCM gia tăng đáng báo động.

Trong một nghiên cứu dịch tễ học mới nhất của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM về tình trạng thừa cân béo phì (TCBP) trên học sinh toàn TP.HCM, chọn ngẫu nhiên 11.072 học sinh tại 11 trường tiểu học, 10 trường THCS và 9 trường THPT. Kết quả, tỉ lệ TCBP ở học sinh TP.HCM năm 2014 là 41,4%, trong đó 19% là béo phì. Tỉ lệ béo phì trung tâm (BPTT) là 17,3%. Cao nhất là ở học sinh tiểu học, với tỉ lệ TCBP là 51,8% và BPTT là 22,9%, trong đó nam cao hơn nữ và học sinh khu vực nội thành, vùng ven có tỉ lệ TCBP cao hơn học sinh ngoại thành.

14-40-25_hinh_minh_ho
Ảnh minh họa

Tỉ lệ tăng huyết áp ở học sinh là 15,4%, nam cao hơn nữ, trong đó huyết áp nhóm học sinh từ 10-18 tuổi là 17,2%; nhóm 6-9 tuổi là 13,2%. Tỉ lệ học sinh TCBP, béo phì, BPTT có nguy cơ tăng huyết áp gần 2 lần so với học sinh không TCBP, không béo phì, không BPTT.

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tình trạng TCBP ở học sinh 6-18 tuổi tại TP.HCM gia tăng đáng báo động. Béo phì có thể làm tăng huyết áp ở học sinh. Cần có giải pháp khống chế sự gia tăng TCBP và kiểm soát bệnh tăng huyết áp ở học sinh. Tăng huyết áp xuất hiện sớm ở trẻ sẽ làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong sớm ở người trưởng thành.

Sự gia tăng TCBP do sự tiêu thụ năng lượng quá mức so với nhu cầu kết hợp với ít vận động, cơ cấu khẩu phần ăn chưa cân đối. Yếu tố môi trường cũng làm ảnh hưởng khi ít sân thể thao, phòng tập, công viên, hồ bơi… trong khi đó lại có nhiều cửa hàng thức ăn nhanh, quán trà sữa…

“Học sinh cần được tăng cường vận động và điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Muốn vậy, cần phối hợp giữa bản thân các em, gia đình, nhà trường, y tế và xã hội. Các em cần được giáo dục để nhận thức được tác hại của béo phì và cách phòng chống, tăng hoạt động thể lực (ít nhất 60 phút/ngày), giảm thời gian tĩnh, không xem tivi quá 2 giờ/ngày. Cha mẹ làm gương cho con cái về thói quen vận động và ăn uống cân đối, lành mạnh; động viên và khuyến khích con chơi thể thao hoặc tham gia các trò chơi vận động, hơn là chơi game, lướt facebook... Nhà trường cần phải cân đối bữa ăn học đường, tạo sân chơi để các em ham thích vận động, chơi thể thao...”, BS Minh Hạnh khuyến cáo.

Theo BS chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Hoa (Hội Dinh dưỡng và Thực phẩm TP.HCM), tình trạng tăng huyết áp đã xuất hiện ở học sinh với tỷ lệ 15,4%, chứng tỏ bệnh lý mạn tính không lây đã bắt đầu trẻ hóa.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để kiểm soát đường huyết

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì chế độ ăn uống phù hợp là điều cần được chú trọng.

Chữa đau đầu bằng ngải cứu nhanh chóng, hiệu quả

Ngải cứu được biết đến với khả năng xoa dịu cơn đau thần kinh, thúc đẩy tinh thần tỉnh táo, giảm mệt mỏi, và cải thiện lưu thông máu đến não.