| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch dự trữ 100 tấn gạo để chống bão

Thứ Sáu 06/09/2024 , 06:31 (GMT+7)

Bão Yagi ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Thừa Thiên - Huế nhưng hoàn lưu rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển.

Siêu bão Yagi ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

Siêu bão Yagi ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Công Điền.

Theo nhận định của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế tại báo cáo nhanh công tác triển khai, ứng phó với siêu bão số 3 (siêu bão Yagi), ít có khả năng siêu bão ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đất liền ở địa phương này.

Tuy nhiên hoàn lưu siêu bão rất rộng, phạm vi ảnh hưởng về gió mạnh trên biển lớn, rất nguy hiểm cho tàu thuyền hoạt động trên các vùng biển và vùng biển ngoài khơi từ vĩ tuyến 15 độ vĩ Bắc trở lên.

Do đó, toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên vùng biển và vùng biển ngoài khơi của địa phương này trong ngày 6-7/9 đều có nguy cơ cao chịu tác động của mưa dông, gió mạnh, sóng lớn, có thể gây hư hỏng hoặc bị sóng đánh chìm.

Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến 15h ngày 5/9, tổng số phương tiện đang hoạt động trên biển là 8 phương tiện với 69 lao động (trong đó có 7 phương tiện với 65 lao động hoạt động ở vùng lộng từ Quảng Trị đến Đông Chân Mây Thừa Thiên - Huế và 1 phương tiện với 4 lao động đang hoạt động vùng bờ). Hiện công tác kêu gọi các tàu thuyền trên vào bờ đang tiếp tục thực hiện.

Tính đến chều 5/9, phương tiện tàu thuyền ngoại tỉnh đã vào neo đậu 22 tàu với 126 lao động (trong đó, Quảng Bình 2 tàu với 11 lao động; Nghệ An 1 tàu với 18 lao động; Bình Định 19 tàu với 87 lao động).

Để chủ động ứng với với bão, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế, Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên - Huế; Chi cục Thủy sản, Đài Thông tin duyên hải Huế tăng cường thời lượng thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão Yagi.

Tổ chức rà soát, kiểm đếm, chủ động thông tin, hướng dẫn phương tiện, tàu thuyền (bao gồm cả tàu cá, tàu vận tải, tàu du lịch) còn đang hoạt động trên biển biết, không đi vào hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.

Đồng thời, duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng ứng cứu, gồm 380 cán bộ, chiên sĩ và 28 phương tiện tàu, xuồng, ô tô…

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến ngày 5/9 toàn tỉnh đã thu hoạch 25.064 ha, đạt 99%; diện tích còn lại 260 ha, chủ yếu là khu vực huyện A Lưới dự kiến ngày 10/9 thu hoạch xong.  

Riêng đối với tình hình các hồ chứa nước, đê điều, nuôi trồng thuỷ sản, hiện nay, đang vào thời kỳ cuối mùa khô, mực nước các hồ thủy lợi, thủy điện đang ở mức thấp, các hồ đang vận hành đảm bảo an toàn.

Để chủ động ứng phó trong mùa mưa bão 2024, trước đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lên kế hoạch dự trữ 100 tấn gạo, 100 tấn mỳ ăn liền và chức các mặt hàng hóa thiết yếu tại chỗ để kịp thời ứng cứu khi có bão lụt xảy ra.

Cũng theo phương án ứng phó thiên tai, khi bão Yagi ảnh hưởng đến địa bàn, tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ di dời khoảng 13.510 hộ với 46.073 khẩu đến nơi an toàn.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Lai Vung tỏa sáng Ngày hội tôn vinh nghề truyền thống

Đồng Tháp Ngày hội tôn vinh Nghề truyền thống không chỉ là sự kiện giao lưu văn hóa mà là nền tảng xây dựng huyện Lai Vung hiện đại, văn minh và mang bản sắc đậm đà.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...