| Hotline: 0983.970.780

Thức ăn chăn nuôi tăng giá: Kiến nghị Thủ tướng xem xét ngay việc giải cứu người chăn nuôi

Thứ Năm 30/03/2023 , 08:34 (GMT+7)

Đó là khẳng định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) trong bối cảnh người chăn nuôi đang điêu đứng vì thua lỗ.

lê đăng doanh

TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ảnh: Nguyễn Thủy.

Cụ thể, chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói: Qua theo dõi loạt bài viết trên Báo Nông nghiệp Việt Nam xung quanh việc thức ăn chăn nuôi tăng giá, ảnh hưởng đến người chăn nuôi, tôi thấy rằng trong thời gian vừa qua ngành chăn nuôi đã rất nỗ lực để cùng với cộng đồng doanh nghiệp, các hợp tác xã và người nông dân nỗ lực, gồng mình chiến đấu với hi vọng vượt qua giai đoạn khó khăn về giá cả đầu vào, đầu ra.

Tuy nhiên nếu chỉ riêng ngành chăn nuôi hay Bộ NN-PTNT, cộng đồng doanh nghiệp và người nông dân "chiến đấu" thôi thì không đủ. Cần sự lên tiếng, vào cuộc mạnh mẽ của các Hiệp hội, Bộ Tài chính, các đại biểu Quốc hội, các địa phương để đề xuất, kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội xem xét giải quyết.

Bài liên quan

Chúng ta biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến ngành chăn nuôi lao đao trong thời gian vừa qua là do tác động của dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu, chi phí logistics tăng cao, lạm phát và đặc biệt giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng cao kỷ lục và không ổn định. Giá các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản tăng mạnh dẫn đến giá thành quá cao, cộng với giá bán thấp khiến người chăn nuôi bị lỗ rất nặng.

Theo tôi được biết thì mới đây Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam (VFA), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và cộng đồng các doanh nghiệp đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và các Bộ Tài chính, Bộ NN-PTNT, Văn phòng Chính phủ về việc kiến nghị giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương từ 2% xuống 0% để hỗ trợ ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, người nông dân trong lĩnh vực này nói chung.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng đây là giải pháp cấp thiết. Các hiệp hội trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính không chỉ đề xuất ngay với Chính phủ, Quốc hội tạm thời cắt giảm thuế nhập khẩu các loại nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi đặc biệt là đậu tương từ 2% như hiện nay về mức 0% mà còn phải kiến nghị thêm các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

IMG_6168

Người chăn nuôi đồng loạt bỏ chuồng là nguy cơ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về kinh tế, an sinh xã hội. Ảnh: Hoàng Anh. 

Bởi nếu chậm trễ sẽ dẫn đến rất nhiều nguy cơ, hệ lụy đối với hàng triệu hộ nông dân, ngành nông nghiệp phải gánh chịu hậu quả nặng nề và thị trường, người tiêu dùng sẽ chịu ảnh hưởng. Như loạt bài viết “Người chăn nuôi điêu đứng trong bão kép” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam thì hiện nay ở nhiều vùng chăn nuôi trọng điểm ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam đã có tình trạng người nông dân kiệt quệ, bỏ chuồng không chăn nuôi nữa. Họ không thể gồng gánh mức lỗ từ 800.000 đồng đến hơn 1,5 triệu đồng/ đầu lợn như thời điểm này được. Đây là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều mối nguy hại.

Người dân bỏ chuồng, không chăn nuôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung ứng phân bón phục vụ ngành trồng trọt. Ngoài ra, khi ngành chăn nuôi thua lỗ như thế chắc chắn sẽ đứt gãy, gây mất bình ổn thị trường và sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội khác.

Bài liên quan

Chính vì vậy ở nhiều quốc gia, vào những hoàn cảnh như thế này thì vai trò của các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là các Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân được phát huy rất rõ. Họ lên tiếng rất mạnh mẽ với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi, người nông dân sản xuất. Họ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan liên quan phải vào cuộc xem xét và có chính sách giải quyết.

Tôi cho rằng chúng ta cũng phải làm như vậy. Không chỉ các thành phần vừa nêu ở trên mà các địa phương cũng cần phải có ý kiến, đặc biệt là các địa phương phát triển mạnh về chăn nuôi, thủy sản, để bảo vệ ngành kinh tế quan trọng của địa phương và người nông dân.  

Với tư cách là một chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan liên quan cần phải xem xét, giải quyết ngay các kiến nghị, đề xuất của các hiệp hội.

giải cứu

Người chăn nuôi đang điêu đứng trong cơn bão kép. Ảnh: Hoàng Anh. 

Đối với mức thuế nhập khẩu đậu tương 2% như hiện nay tất nhiên nếu giảm về mức 0% Nhà nước cũng sẽ mất ít tiền thuế, tuy nhiên đó là giải pháp để cứu ngành chăn nuôi, đặc biệt là để giải cứu hàng triệu hộ nông dân thì nhất thiết phải xem xét giải quyết ngay.

Và phải có quyết sách càng nhanh càng tốt bởi vì thời gian cũng là tiền bạc, nếu chúng ta chậm trễ, khó khăn sẽ lại càng chồng chất đối với ngành chăn nuôi, thủy sản, người nông dân sẽ càng kiệt quệ, thực tế tôi thấy họ đã không gồng gánh được nữa rồi.

“Và cái chính, như tôi đã phân tích ở trên, Chính phủ phải quyết định nhanh bởi thực trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thị trường và các vấn đề an sinh xã hội khác”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh khẳng định.

(ghi)

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

10 ngày tới sẽ có mưa, lũ lớn ở miền Trung

Dự báo tại miền Trung trong những ngày tới, tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất sẽ diễn biến phức tạp, khó lường.

Bình luận mới nhất