| Hotline: 0983.970.780

Thúc đẩy thực hành sản xuất không gây phá rừng

Thứ Bảy 13/07/2024 , 10:45 (GMT+7)

Hội thảo góp phần cung cấp một nền tảng trao đổi và đối thoại giữa các bên liên quan trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện sản phẩm không gây phá rừng.

Ngày 12/7, tại Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT phối hợp với Phái đoàn EU tại Việt Nam tổ chức hội thảo “Trao đổi kỹ thuật về EUDR và các chuỗi cung ứng không gây phá rừng, suy thoái rừng tại Việt Nam”. Hội thảo nhằm rà soát tình hình chuẩn bị đáp ứng EUDR và trao đổi thông tin về các biện pháp công cụ hỗ trợ thực thi EUDR.

Tham dự hội thảo có sự góp mặt của hơn 80 đại diện từ các Bộ, ngành ở trung ương và các cơ quan địa phương tại Tây Nguyên, đại diện khu vực tư nhân bao gồm hiệp hội, doanh nghiệp 3 ngành hàng cà phê, gỗ, cao su cũng như các tổ chức trong nước và quốc tế.

Hội thảo nhằm góp phần cung cấp một nền tảng trao đổi và đối thoại giữa các bên liên quan chính trong việc thúc đẩy quá trình thực hiện EUDR. Tại đây, các bên liên quan có cơ hội hợp tác cũng như trao đổi với nhau về các mối quan ngại, thách thức và cơ hội đối với việc quản lý chuỗi cung ứng không phá rừng, đặc biệt đối với ngành cà phê, gỗ và cao su tại Việt Nam, nhằm chuẩn bị quá trình tuân thủ một cách hiệu quả.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất về hành động Khí hậu, Môi trường, Việc làm và Chính sách xã hội, Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Yên.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất về hành động Khí hậu, Môi trường, Việc làm và Chính sách xã hội, Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Quang Yên.

Quy định về việc quản lý nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm không gây phá rừng, suy thoái rừng của châu Âu có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 30/12/2024.

EUDR yêu cầu các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu vào thị trường châu Âu (EU) và xuất khẩu từ EU không có nguồn gốc từ đất do phá rừng hoặc góp phần vào suy thoái rừng tính từ thời điểm 30/12/2020.

Theo quy định này, một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường EU như cà phê, gỗ và cao su phải được truy xuất nguồn gốc đến từng vườn.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn nhấn mạnh, Việt Nam sẵn sàng đáp ứng EUDR không chỉ là tuân thủ yêu cầu tại thị trường có tiêu chuẩn cao của xuất khẩu nông sản mà còn là cơ hội để nền nông nghiệp của có thể chuyển đổi theo hướng xanh, bền vững đúng với định hướng về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Ông Rui Ludovino, Tham tán thứ nhất về hành động khí hậu, môi trường, việc làm và chính sách xã hội, Phái đoàn EU tại Việt Nam khẳng định:EUDR sẽ góp phần giảm nạn phá rừng toàn cầu và suy thoái rừng trên toàn thế giới, do đó giảm phát thải khí nhà kính. EUDR cũng giúp giải quyết hai cuộc khủng hoảng lớn đương đại là mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

“Sự gia tăng nhu cầu và thương mại của EU đối với các mặt hàng và sản phẩm hợp pháp, không phá rừng sẽ tạo cơ hội cho nông dân quy mô nhỏ ở Việt Nam. Việc tuân thủ EUDR sẽ cải thiện hệ thống sản xuất của người dân, nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và khả năng truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng; nhờ vậy, giá sản phẩm và sinh kế của nông dân cũng sẽ được cải thiện”, ông Rui Ludovino nhấn mạnh.

Vùng cà phê của Simexco DakLak được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR. Ảnh: Quang Yên.

Vùng cà phê của Simexco DakLak được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR. Ảnh: Quang Yên.

Với quy định EUDR, EU hướng tới giảm thiểu sự đóng góp của liên minh vào phá rừng và suy thoái rừng trên toàn cầu và từ đó giảm thiểu tác động đến biến đổi khí hậu, phát thải khí nhà kinh và mất đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, EU cũng mong muốn đóng góp vào thực hiện thỏa thuận Paris, các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Tuyên bố Glasgow về Rừng và Sử dụng đất, và Khung Đa dạng sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (GBF).

Đặc biệt, EU muốn nhấn mạnh rằng quy định EUDR chỉ tập trung vào các doanh nghiệp, không phải các quốc gia hoặc nhà sản xuất tại nước thứ ba. Đây là cách tiếp cận chuyển đổi từ tự nguyện hướng tới một khung pháp lý chặt chẽ, nhằm yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa vào thị trường EU phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm giải trình.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Gần 4.800 ca ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng năm 2024

Theo Bộ Y tế, trong 11 tháng đầu năm 2024, toàn quốc ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.796 người mắc và 21 ca tử vong.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.