| Hotline: 0983.970.780

Thực phẩm Hà Nội an toàn hơn nhờ truy xuất nguồn gốc

Thứ Năm 03/11/2022 , 06:47 (GMT+7)

Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gốc mà Hà Nội có thể hạn chế vấn nạn mất vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo hơn sức khỏe cho người tiêu dùng

Hà Nội có 3.244 doanh nghiệp với 11.947 sản phẩm do UBND thành phố quản lý và có 1086 doanh nghiệp với 4.417 sản phẩm do Sở NN- PTNT quản lý tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm, thủy sản, thực phẩm. Chỉ cần vào trang hn.check.net.vn gõ tìm kiếm là có thể dễ dàng ra được kết quả chi tiết về hồ sơ, chứng nhận kiểm định của từng doanh nghiệp, đơn vị. Chỉ cần giơ sản phẩm có tem QR code ra trước điện thoại thông minh có kết nối mạng internet là có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất.

Hệ thống truy xuất nguồn gốc thông minh này còn đang được mở rộng đối với các cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm theo chuỗi, vùng trồng cây ăn quả chủ lực của thành phố. Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Hà Nội từ đầu năm 2022 đến nay thành phố đã xếp loại 249 lượt cơ sở trong đó 222 cơ sở xếp loại B, 17 cơ sở xếp loại C, 27 cơ sở được nâng hạng từ C lên B…Đặc biệt là có 7 cơ sở bị yêu cầu dừng hoạt động do không bảo đảm các điều kiện kinh doanh an toàn thực phẩm.

Empty

Một chuyến kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ đêm. Ảnh: NNVN.

Ngành nông nghiệp Hà Nội đã lấy 1.226 mẫu thực phẩm để đem đi kiểm tra chất lượng, trong những mẫu đã có kết quả, số đạt chiếm 95,1%, số vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm chiếm 4,9 %. Với những mẫu vi phạm, cơ quan chức năng đã kịp thời cảnh báo nguy cơ, yêu cầu chủ thể sản xuất, kinh doanh khắc phục bằng cách dừng ngay lập tức đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời truy nguồn gốc, xác định nguyên nhân để có thể chấn chỉnh lại dây chuyền sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm về lâu về dài…

Thành phố đã tiếp nhận gần 2.000 bộ hồ sơ tự công bố thực phẩm chế biến nông sản đồng thời tổ chức hậu kiểm việc này và phát hiện 3 mẫu sử dụng phụ gia vượt mức giới hạn tối đa cho phép, mất an toàn, xử phạt tổng số tiền 40 triệu đồng.

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NN- PTNT Hà Nội từ mấy năm gần đây ngành nông nghiệp Thủ đô đã các chương trình, đề án nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng an toàn. Đến nay, thành phố đã hình thành 5.044ha rau an toàn, 1.300ha áp dụng chuẩn VietGAP trên rau quả, chè, có 88 cơ sở VietGAP chăn nuôi, 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng hơn 40 nhãn hiệu được bảo hộ…Nhận thức an toàn thực phẩm phải là từ gốc nên Hà Nội tiếp tục chỉ đạo mạnh việc mở rộng những vùng sản xuất an toàn mới, đồng thời gìn giữ chất lượng ở những vùng sản xuất an toàn đã có.

Empty

Quầy hàng thực phẩm tại chợ đêm. Ảnh: NNVN.

Hỗ trợ 45 cơ sở trên địa bàn xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, phối hợp với 21 tỉnh, thành phố xây dựng được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn về Hà Nội. Thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ, quản lý việc từ sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố.

Cùng với đó, phối hợp với các tỉnh, thành phố chú trọng việc tăng cường lấy mẫu giám sát thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên diện rộng; phát hiện, truy căn nguyên và yêu cầu khắc phục triệt để các vi phạm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, chuyển mạnh sang kiểm tra, thanh tra đột xuất, xử lý kịp thời vi phạm về an toàn thực phẩm; duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng QR code truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản an toàn nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.

Xác định dịp cuối năm vấn đề an toàn thực phẩm luôn luôn “nóng” bởi nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm của người dân Thủ đô vào những lễ, Tết rất nhiều, bởi vậy song song với công tác hậu kiểm, Hà Nội sẽ đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng kể từ nơi sản xuất, gia công, chế biến đến tiêu thụ. 

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.