| Hotline: 0983.970.780

Thuế thu từ thương mại điện tử có thể bù đắp thiếu hụt ngân sách

Thứ Sáu 01/04/2022 , 09:30 (GMT+7)

Do cơ cấu nguồn thu ngân sách thay đổi, thuế thu từ các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt là xuyên biên giới giúp giải quyết nhiều vấn đề.

Quản lý thuế thu từ TMĐT vẫn là một thách thức với ngành thuế.

Quản lý thuế thu từ TMĐT vẫn là một thách thức với ngành thuế.

Công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử luôn được ngành thuế quan tâm từ xây dựng chính sách, triển khai tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đến phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động TMĐT khi phát hiện các hành vi cố tình không kê khai, nộp thuế theo quy định.

Do TMĐT là loại hình mới, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế Học viện Tài chính cho rằng việc quản lý sẽ khó khăn, nhất là trong công tác chống thất thu.

Theo ông Thịnh, không chỉ TMĐT xuyên biên giới, mà trong cả TMĐT nội địa cũng có tình trạng trốn thuế, né thuế. Các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng thường tìm những “lỗ hổng”, chia nhỏ thu nhập thành nhiều tài khoản khác nhau để kinh doanh, dẫn đến kê khai thiếu chính xác và khó kiểm soát.

Một vấn đề nữa, là nhiều trang mạng xã hội nước ngoài không có pháp nhân quản lý ở Việt Nam. Điều này khiến ngành thuế khó nắm bắt, theo dõi hoạt động.

Nhiều khó khăn, nhưng PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh coi thuế thu từ TMĐT, nhất là hoạt động xuyên biên giới có thể là một cứu cánh cho nguồn thu ngân sách Việt Nam. Ông phân tích: "Tỷ trọng nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu có xu hướng giảm sút do Việt Nam ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, trong đó có những ưu đãi về thuế. Ngoài ra, nguồn thu nội địa cũng gặp khó khăn do tác động của Covid-19 và nền kinh tế chưa phục hồi".

Vì những lý do này, cộng thêm Chính phủ đang kích hoạt nhiều gói hỗ trợ nền kinh tế, thuế thu từ TMĐT "sẽ là nguồn thu quan trọng để bù đắp thiếu hụt cho ngân sách", ông Thịnh nhấn mạnh.

Tuần trước, Tổng cục Thuế đã mở cổng thông tin điện tử cho cho nhà cung cấp nước ngoài. Chuyên gia Thịnh đánh giá cao nỗ lực này của ngành thuế, và nói thêm: "Đây là bước đi cần thiết, quan trọng giúp doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận chính sách thuế, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam. Dư địa thu thuế đối với hoạt động TMĐT hiện rất lớn".

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình tại phiên chất vấn tại Quốc hội hồi giữa tháng 3/2022.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia giải trình tại phiên chất vấn tại Quốc hội hồi giữa tháng 3/2022.

Năm 2021, số thu thuế từ dịch vụ xuyên biên giới, theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, đạt 1.317 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2020.

Thông qua các tổ chức tại Việt Nam (thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài), thu thuế qua các nền tảng kinh doanh xuyên biên giới đạt khoảng 5.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã nộp thuế như Facebook nộp 1.694 tỷ đồng, Google nộp 1.618 tỷ, Microsoft nộp 576 tỷ.

Tại Hội nghị Tổng kết công tác thuế 2021, Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân cho biết, trong năm 2021, có một cá nhân kê khai nộp 11 tỷ đồng; một cá nhân sản xuất phần mềm và có nguồn thu từ quảng cáo, kê khai nộp thuế năm 2020 là 23,4 tỷ trên tổng thu nhập 330 tỷ đồng; và một cá nhân khác cũng có thu nhập 260 tỷ đồng và nộp thuế hơn 18 tỷ đồng.

Con số này còn khiêm tốn bởi Việt Nam hiện có 14 tập đoàn, công ty công nghệ lớn trên thế giới và 8 website hoạt động TMĐT xuyên biên giới có thu nhập tại Việt Nam.

Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân (Tổng cục Thuế) Nguyễn Thị Lan Anh bày tỏ: "Khó khăn lớn nhất trong công tác quản lý thuế TMĐT hiện nay là quản lý đầy đủ các nguồn thu, đối tượng nộp thuế. Thực tế cho thấy, nhiều đối tượng hoạt động kinh doanh TMĐT mang tính nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế nên cơ quan thuế khó xác định được địa điểm, thời gian kinh doanh".

Tổng cục Thuế đã xây dựng Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại Việt Nam". Với lộ trình ngắn hạn đến năm 2023, ngành thuế sẽ tập trung tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; hiện đại hoá công tác quản lý thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro;

Những nhà cung cấp nước ngoài có doanh thu lớn nhưng không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam cũng được vạch rõ là: Google, Netflix, Amazone, Tinder, Spotify, Apple. Ngành thuế sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu thông tin đối với các hoạt động TMĐT liên quan. 

Với lộ trình dài hạn đến năm 2025, ngành thuế sẽ nghiên cứu xây dựng chính sách thuế đối với dịch vụ số xuyên biên giới, hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan để đáp ứng quản lý đối với TMĐT, phù hợp thông lệ quốc tế.

Xem thêm
Ngành điều hoàn thành kế hoạch xuất khẩu năm 2024 chỉ trong 10 tháng

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành điều Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo nên kỷ lục mới trong tháng cuối năm 2024.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Dừa hữu cơ Cocohihi - Tinh hoa xứ dừa Bến Tre vươn xa thế giới

Bến Tre không chỉ là xứ sở của dừa mà còn là nơi khởi nguồn của những sản phẩm hữu cơ, như dừa tươi Cocohihi, góp phần đưa nông sản Việt vươn ra thế giới.

Hà Nội: Dự kiến tổ chức đấu giá hơn 7.000m² đất tại quận Long Biên

Hà Nội giao 9.989,5m² đất tại phường Thượng Thanh cho quận Long Biên để chỉnh trang hạ tầng, đấu giá và xây đường giao thông.