| Hotline: 0983.970.780

Thủy điện Khe Bố chủ động phòng chống thiên tai và phòng cháy chữa cháy

Thứ Tư 30/03/2022 , 16:59 (GMT+7)

Trong quá trình vận hành, thủy điện Khe Bố đã chủ động xây dựng kế hoạch, thích ứng linh hoạt để hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Công tác PCTT&PCCC luôn được thủy điện Khe Bố đặc biệt chú trọng. Ảnh: Khôi An.

Công tác PCTT&PCCC luôn được thủy điện Khe Bố đặc biệt chú trọng. Ảnh: Khôi An.

Ngày 6/12/2021 Nhà máy thủy điện Khe Bố đã tổ chức Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai (PCTT) và tìm kiếm cứu nạn (TKCN) năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Kết quả thực tiễn cho thấy những tín hiệu đáng mừng.

Trên thực tế, nhằm chuẩn bị cho công tác ứng phó thiên tai, Nhà máy thủy điện Khe Bố đã chủ động ban hành các phương án, xen kẽ đó là hàng loạt Quyết định, Văn bản pháp lý có liên quan, điển hình như: Tổng kiểm tra toàn bộ công trình, sửa chữa các khiếm khuyết và báo cáo hiện trạng đến các cơ quan ban ngành theo quy định; thành lập Ban chỉ huy PCTT&TKCN và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; ban hành kế hoạch PCTT&TKCN; phương án ứng phó thiên tai cho hệ thống công trình (có điều chỉnh, bổ sung trong điều kiện có dịch bệnh Covid-19 và có trường hợp nghi nhiễm Covid-19)…

Phổ biến kiến thức và nâng cao trình độ về PCTT&PCCC luôn được duy trì thường xuyên. Ảnh: Khôi An.

Phổ biến kiến thức và nâng cao trình độ về PCTT&PCCC luôn được duy trì thường xuyên. Ảnh: Khôi An.

Trên tinh thần đó, Nhà máy đã giao bộ phận chuyên trách thường xuyên cập nhật, theo dõi diễn biến thời tiết, phối hợp chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ thu thập số liệu các trạm đo mưa nhằm tính toán lưu lượng nước về hồ, qua đó đánh giá khả năng lũ để tham mưu có hiệu quả cho Ban Giám đốc nhằm đưa ra phương hướng xử lý kịp thời.

Trường hợp nhận định lũ về hồ Khe Bố, Nhà máy sẽ phân công trực PCTT&TKCN 24/24h, thực hiện thông báo xả lũ đến các cơ quan chức năng và người dân vùng hạ du để cùng phối hợp, chủ động phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các bên.

Năm 2021 lưu lượng nước về hồ Khe Bố lớn nhất đạt 1.208,30m3/s, mực nước hồ lớn nhất đạt 65,00m, mực nước hạ lưu lớn nhất đạt 43,20m. So với tần suất lũ thiết kế của công trình thì lưu lượng lũ năm 2021 là không lớn, công tác vận hành xả lũ của Nhà máy không gây thiệt hại nào cho công trình liên quan, người và tài sản của nhân dân.

Nhờ đó cán bộ công nhân viên của thủy điện Khe Bố luôn tạo được sự chủ động cần thiết. Ảnh: Khôi An.

Nhờ đó cán bộ công nhân viên của thủy điện Khe Bố luôn tạo được sự chủ động cần thiết. Ảnh: Khôi An.

Ở khía cạnh khác, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong sản xuất, phòng ngừa rủi ro và ứng cứu kịp thời phòng khi sự cố hỏa hoạn, ngày 09/12/2021 Nhà máy Thủy điện Khe Bố đã tổ chức diễn tập công tác PCCC cho cán bộ công nhân viên.

Mục đích của buổi diễn tập là nâng cao khả năng tác chiến giữa các lực lượng, nâng cao kỹ, chiến thuật chữa cháy của lực lượng PCCC cơ sở, đảm bảo chủ động trong các tình huống cháy nổ; hướng dẫn lực lượng PCCC tại chỗ sử dụng thành thạo các dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy nhằm kịp thời ứng phó khi có sự cố; đảm bảo an toàn cháy, nổ cho cơ sở, bảo vệ tài sản Nhà nước, tính mạng của CB-CNV trong nhà máy và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã Tam Quang…

Lượng mưa trên lưu vực hồ Khe Bố đang duy trì ở mức trung bình nhiều năm, lưu lượng lũ về hồ không lớn, đây được xem là điều kiện thuận lợi cho công tác PCTT&TKCN cũng như vận hành phát điện của nhà máy. Dù vậy nếu chỉ vào “thiên thời, địa lợi” thì chưa đủ, để bảo chứng cho thành công đơn vị cần xây dựng lộ trình bài bản, phải thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

Xem thêm
Trao tặng 500 cuốn sách về biển đảo cho Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân

500 cuốn sách về biển đảo Việt Nam, khoa học quân sự... được Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành với các đơn vị trao tặng Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.

Xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 sẽ cao nhưng không gay gắt

ĐBSCL Dự báo xâm nhập mặn mùa khô năm 2025 tại ĐBSCL cho thấy mức độ xâm nhập sẽ cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không nghiêm trọng như các năm 2016 và 2020.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.