| Hotline: 0983.970.780

Tiêm kết hợp vacxin phòng Covid-19 của AstraZeneca, Pfizer và Moderna như thế nào

Thứ Tư 08/09/2021 , 22:01 (GMT+7)

Nếu tiêm mũi 1 vacxin phòng Covid-19 do Astra Zeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vacxin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất.

Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vacxin phòng Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vacxin khác để tiêm mũi 2. Ảnh: Ngọc Dương.

Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vacxin phòng Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vacxin khác để tiêm mũi 2. Ảnh: Ngọc Dương.

Thời gian vừa qua, do tình hình khan hiếm vacxin phòng Covid-19 nói chung nên nhiều quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu và sử dụng các liệu trình tiêm kết hợp 2 loại vacxin cùng công nghệ hoặc khác công nghệ sản xuất, căn cứ theo loại vacxin sẵn có tại từng thời điểm, như tiêm vacxin vector virus với vacxin mRNA, hoặc tiêm 2 loại vacxin mRNA của các nhà sản xuất khác nhau...

Xuất phát từ tình hình thực tế, nhu cầu sử dụng vacxin nhằm mục đích tăng độ bao phủ, tiêm sớm và đúng lịch để phòng chống dịch, ngày 8/9/2021 Hội đồng tư vấn chuyên môn vể sử dụng vacxin của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo.

Trong trường hợp bất khả kháng khi nguồn cung vacxin phòng Covid-19 mũi 1 đã tiêm không đủ để tiêm mũi 2 thì có thể sử dụng vacxin khác để tiêm mũi 2 như sau: 

Nếu tiêm mũi 1 vacxin phòng Covid-19 do Astra Zeneca sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vacxin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất. Nếu tiêm mũi 1 vacxin phòng Covid-19 do Moderna sản xuất thì có thể tiêm mũi 2 bằng vacxin do Pfizer sản xuất và ngược lại.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, dù đã tiêm đủ 2 mũi vacxin phòng Covid-19, người dân vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, người dân cần tuân thủ thực hiện nghiêm hướng dẫn 5K ngay cả khi đã tiêm đủ 2 mũi vacxin.

Để thực hiện "Chiến lược vacxin phòng Covid-19", đến nay Việt Nam đã tiếp nhận nhiều loại vacxin được sản xuất theo các công nghệ khác nhau như công nghệ vector (do Astra Zeneca sản xuất, hoặc Sputnik V), công nghệ mRNA (do Pfizer, Moderna sản xuất), công nghệ bất hoạt (vacxin do Sinopharm sản xuất). 

Đồng thời hiện nay các nhà sản xuất cũng đang nghiên cứu phát triển một số loại vacxin bằng những công nghệ khác nhau.

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.