| Hotline: 0983.970.780

Tiến độ thi công nút giao cao tốc Cam Lộ- La Sơn gặp cản trở

Thứ Tư 15/03/2023 , 21:44 (GMT+7)

Chưa nhận được tiền đền bù, xe lu đầm rung gây nứt nhà nên nhiều hộ dân đã cản trở thi công hạng mục nút giao dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

z4184174104961_007dc606744c3b930b8c882971ec8208

Hạng mục đường gom, nút giao đường dẫn cao tốc với TL9B đang còn ngổn ngang do người dân chưa chấp nhận phương án đền bù. Ảnh: CĐ.

Giải quyết dứt điểm chi trả đền bù trước 20/3

Ngày 15/3, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, lãnh đạo tỉnh này đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan khẩn trương xử lý, giải quyết dứt điểm việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng phục vụ thi công dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Hoàng Hải Minh đề nghị Ban Quản lý Dự án (BQLDA) đường Hồ Chí Minh khẩn trương phối hợp với UBND huyện Phong Điền rà soát, giải quyết dứt điểm việc chi trả đền bù cho các hộ bị ảnh hưởng hư hỏng, nứt nhà như đã thỏa thuận, cam kết người dân và chính quyền địa phương; hoàn thành trước ngày 20/3/2023.

Đồng thời khẩn trương thi công, hoàn thành hệ thống đường gom, đường công vụ phục vụ thi công dự án cao tốc trước ngày 30/4/2023 như đã cam kết.

Trước mắt, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng (phần thuộc hành lang an toàn đường bộ nhưng người dân đang sử dụng).

Chỉ đạo Công an, chính quyền địa phương có phương án tổ chức bảo đảm hiện trường thi công, xử lý theo quy định đối với các trường hợp cố tình, không chấp hành.

z4184174111839_129471fbbcd4e522ad25fc95a180a907

Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh nếu các vướng mắc không được giải quyết, Ban sẽ báo cáo Bộ GTVT xin điều chỉnh qui mô các hạng mục. Ảnh: CĐ.

Người dân tái cản trở thi công do chưa nhận được tiền đền bù

Trước đó, BQLDA đường Hồ CHí Minh đã có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế với nội dung xung quanh vướng vướng mặt bằng do người dân tái cản trở thi công tại nhánh nút giao TL9B, hoàn trả TL9B thuộc Gói thầu XL5, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo nội dung văn bản này, dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn đã hoàn thành tuyến chính đưa vào khai thác thông xe từ ngày 31/12 /2022.

Hiện nay các đơn vị thi công đang tập trung triển khai thi công hoàn thiện các hạng mục còn lại, phấn đấu hoàn thành bàn giao toàn dự án trước ngày 31/3/2023 (đặc biệt là nhánh nút giao TL9B, hoàn trả TL9B thuộc địa phận các xã Phong Xuân, Phong Mỹ, huyện Phong Điền là điểm đấu nối quan trọng của tỉnh Thừa Thiên - Huế với Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn).

Tuy nhiên, trong quá trình các đơn vị tập trung thi công các hạng mục còn lại xảy ra hiện tượng một số hộ dân tại xã Phong Xuân và thôn Phong Mỹ (huyện Phong Điền) tái cản trở không cho các đơn vị thi công.

Do đó, đến nay công tác giải phóng mặt bằng tại nhánh nút giao và TL9B vẫn còn một số tồn tại vướng mắc nên các nhà thầu vẫn không thể thi công hoàn thành nút giao và đường dẫn cầu vượt TL9B vào ngày 31/3 theo tiến độ yêu cầu làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác của dự án và việc kết nối lưu thông các tuyến đường của địa phương (TL17, TL9B, TL11B).

 “Trong trường hợp đến ngày 15/3/2023 các vướng mắc nêu trên không được giải quyết, để đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án, Ban sẽ báo cáo Bộ xin điều chỉnh qui mô các hạng mục trên theo phạm vi mặt bằng sẵn có. Việc điều chỉnh này có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông trong quá trình khai thác Ban sẽ không chịu trách nhiệm”, văn bản của BQLDA đường Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

z4184537815697_93893d8630fc7f5e8eefb9c27765c7ed

Tình trạng vừa khai thác sử dụng, vừa thi công một số hạng mục trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Ảnh: CĐ.

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có chiều dài hơn 98km, tổng vốn đầu tư hơn 7.699 tỷ đồng, được đưa vào khai thác vào cuối tháng 12/2022. Giai đoạn đầu, tuyến đường được khai thác với quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường là 12m (riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23m).

Sau khi đưa vào sử dụng, tuyến cao tốc này đã bộc lộ nhiều bất cập, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông như vừa khai thác vừa thi công một số hạng mục phụ trợ; chưa hoàn thiện các nút giao; không có trạm xăng, trạm dừng…

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm