| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang công nhận thêm 25 sản phẩm OCOP

Chủ Nhật 27/06/2021 , 15:24 (GMT+7)

Mới đây, hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang đã tiến hành đánh giá, phân hạng 25 sản phẩm đợt 1 năm 2021.

Tiền giang là tỉnh có lợi thế phát triển các sản phẩm các sản phẩm nông sản tạo thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Một số sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng tiềm năng của tỉnh bước đầu nâng cao được khả năng cạnh tranh, dần đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngành chế biến nông, thủy hải sản từng bước phát triển, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.

Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang vừa công nhận 25 sản phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP tỉnh Tiền Giang vừa công nhận 25 sản phẩm. Ảnh: Minh Đảm.

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giai đoạn 2019 – 2020, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng và công nhận 29 sản phẩm OCOP (năm 2019 công nhận 4 sản phẩm, năm 2020 công nhận 25 sản phẩm). Trong đó, 19 sản phẩm 4 sao, 10 sản phẩm 3 sao.

Đợt này, tỉnh Tiền Giang công nhận thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 21 sản phẩm được chứng nhận 4 sao. Đáng chú ý, 14 sản phẩm của Công ty TNHH Ca Cao Xuân Ron Chợ Gạo được Hội đồng công nhận 4 sao và có nhiều tiềm năng phát triển lên 5 sao. Đây là các sản phẩm bột ca cao nguyên chất Alluvia, hạt ca cao nguyên chất rang Alluvia, sô cô la đen dừa Alluvia a, sô cô la đen quế Alluvia, sô cô la cam Alluvia…

Các sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân Long Thuận được công nhận sản phẩm OCOP năm  2020. Ảnh: Minh Đảm.

Các sản phẩm của Doanh nghiệp tư nhân Long Thuận được công nhận sản phẩm OCOP năm  2020. Ảnh: Minh Đảm.

Theo ông Phạm Văn Trọng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, đến nay, chương trình OCOP đã tạo được hiệu quả tích cực, tạo điều kiện phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống của địa phương. Bên cạnh đó, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của mỗi huyện, xã. Đồng thời, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân. Hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm