| Hotline: 0983.970.780

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang: Diện tích sầu riêng tăng phù hợp quy hoạch

Thứ Bảy 24/12/2022 , 13:39 (GMT+7)

Tiền Giang Sở NN-PTNT nhận định, diện tích sầu riêng tăng phù hợp với quy hoạch theo đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và Phát triển cây sầu riêng của tỉnh.

Phù hợp quy hoạch

Ngày 24/12, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, tính đến cuối năm 2022, diện tích sầu riêng toàn tỉnh đạt 17.653 ha. Trong đó, có 10.539 ha sầu riêng trong thời kỳ cho trái, năng suất trung bình 26,4 tấn/ha, sản lượng 278.249 tấn. Diện tích sầu riêng tập trung tại các huyện Cai Lậy (9.306 ha), Cái Bè (5.403 ha) và thị xã Cai Lậy (2.355 ha). Các giống sầu riêng được trồng phổ biến hiện nay là Ri6 chiếm 54,7%, Monthong (DONA) chiếm 41,1% và các giống khác chiếm 4,2%.

Diện tích sầu riêng của Tiền Giang đến cuối năm 2022 đạt trên 17.600ha. Ảnh: Minh Đảm.

Diện tích sầu riêng của Tiền Giang đến cuối năm 2022 đạt trên 17.600ha. Ảnh: Minh Đảm.

Từ năm 2020 đến nay, diện tích sầu riêng của tỉnh tăng 3.142 ha. Trong đó, diện tích tăng nhanh nhất từ cuối năm 2021 đến khoảng giữa năm 2022. Nếu cuối năm 2021, diện tích sầu riêng đạt 15.172 ha thì đến nay đạt 17.652 ha.

Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang nhận định, diện tích sầu riêng tăng phù hợp với quy hoạch của tỉnh theo Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1 tỉnh Tiền Giang” và Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”.

Đánh giá từ ngành chức năng tỉnh, có ba nguyên nhân dẫn đến diện tích cây sầu riêng tăng. Đầu tiên, do người dân trồng mới sầu riêng từ vườn cây bị thiệt hại do hạn, mặn mùa khô năm 2020. Mùa khô năm đó, hạn, mặn đã làm nhiều vườn cây ăn trái bị thiệt hại người dân đã trồng mới, thay thế bằng cây sầu riêng.

Song song đó, người dân cũng trồng mới sầu riêng từ vườn cây suy kiệt, vườn kém hiệu quả. Cây sầu riêng có hiệu quả kinh tế cao nên nhiều vườn cây ăn trái bị suy kiệt, vườn tạp đã chuyển sang trồng cây sầu riêng theo Đề án “Phát triển cây sầu riêng tỉnh Tiền Giang đến năm 2025”.

Cùng với đó, người dân cũng trồng mới cây sầu riêng từ đất lúa kém hiệu quả. Người dân phía Bắc Quốc lộ 1A chuyển từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng theo Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khu vực phía Bắc quốc lộ 1A tỉnh Tiền Giang”.

Diện tích cây sầu riêng tăng phù hợp theo quy hoạch và đề án phát triển cây sầu riêng, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Diện tích cây sầu riêng tăng phù hợp theo quy hoạch và đề án phát triển cây sầu riêng, đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của tỉnh. Ảnh: Minh Đảm.

Cần đánh giá tiềm năng, độ thích nghi để khuyến cáo

Để cây sầu riêng trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, mang lại hiệu quả cao cho người dân, thời gian tới, Sở NN-PTNT Tiền Giang tiếp tục phối hợp với các ngành chuyên môn đánh giá khả năng thích nghi cũng như tiềm năng phát triển cây sầu riêng để có khuyến cáo.

Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi, phát triển cây sầu riêng đúng theo quy hoạch, chuyển đổi phải gắn với thị trường tiêu thụ. Tăng cường quản lý chặt chẽ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên nền đất lúa theo các quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Cùng với đó, Sở NN-PTNT tập huấn, hướng dẫn nông dân sản xuất theo hướng canh tác tiến tiến, hiệu quả (sản xuất theo GAP, ứng dụng công nghệ cao) để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Các ngành chức năng tiếp tục chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật hỗ trợ nông dân trong việc phòng, chống dịch bệnh, hạn, xâm nhập mặn, mưa bão, triều cường... để bảo vệ sản xuất.

Vận động người dân tham gia vùng trồng phục vụ xuất khẩu chính ngạch nhằm mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để tháo gỡ các khó khăn trong tiêu thụ.

1,77 ha sầu riêng chết do ngập úng

Do ảnh hưởng của các đợt triều cường vừa qua, có 3 hộ dân trồng sầu riêng tại ấp Mỹ Thị A, xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè bị thiệt hại với tổng diện tích là 1,77 ha (trong đó có 220 cây bị chết hoàn toàn). Theo khảo sát từ chính quyền địa phương, nguyên nhân là do ông Huỳnh Văn Hai đã tự ý đào đất, đặt bọng làm thay đổi kết cấu đê bao, bờ bao, làm giảm chiều cao của thân đê gây ra tràn nước cục bộ vào nội đồng dẫn đến ngập úng, làm cho sầu riêng chết. Vụ việc trên đã được UBND xã Mỹ Trung xử lý xong.

Xem thêm
Hà Giang có 10 Sở thực hiện hợp nhất

Ngày 17/12, UBND tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai, xây dựng phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh này.

Sau đợt mưa lớn, hồ thủy lợi ở Khánh Hòa đã tích được 84% dung tích

Nhờ đợt mưa lớn vừa qua, các hồ thủy lợi ở tỉnh Khánh Hòa đã tích được 84% dung tích thiết kế, đảm bảo 100% diện tích kế hoạch sản xuất vụ đông xuân.

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin... nhường nhà cho người khác

Thân nhân của 3 hộ dân thôn Làng Nủ viết đơn xin không nhận nhà tái định cư, nhường ngôi nhà khang trang cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn hơn.