| Hotline: 0983.970.780

Tiền Giang: Hội Chăn nuôi tháo gỡ những khó khăn cho nhà chăn nuôi

Thứ Sáu 30/12/2022 , 17:56 (GMT+7)

Tiền Giang Năm 2022, Hội Chăn nuôi Tiền Giang đã hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra, phát huy tốt vai trò là cánh tay nối dài của ngành NN-PTNT, Hội Chăn nuôi Việt Nam.

Sáng ngày 30/12, Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết Hội Chăn nuôi năm 2022 và đề ra phương hướng năm 2023.

Hội Chăn nuôi tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022. Ảnh: Minh Đảm.

Hội Chăn nuôi tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị tổng kết năm 2022. Ảnh: Minh Đảm.

Theo đó, Hội Chăn nuôi đã nghiên cứu và phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn áp dụng hiệu quả “Giờ vàng” trong phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, góp phần giảm thiệt hại kinh tế cho hội viên và người chăn nuôi.

Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp với các cơ quan liên quan, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi, thú y tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, tham dự các cuộc hội chợ chuyên ngành. Qua đó, giúp hội viên, người chăn nuôi cập nhật kiến thức mới về kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học và phòng chống dịch bệnh. Hội còn phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng NN-PTNT cấp huyện hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, hội cũng hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, công nhận sản phẩm OCOP chăn nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, chăn nuôi hữu cơ để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững.

Năm 2023, Hội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn người chăn nuôi triển khai, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ; Phổ biến, tuyên truyền phát triển chăn nuôi theo định bền vững, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường; Xây dựng và phát triển Hội cơ sở, huyện…

Trong năm 2022, Hội Chăn nuôi đã phát huy vai trò là cánh tay nối dài của Sở NN-PTNT. Ảnh: Minh Đảm.

Trong năm 2022, Hội Chăn nuôi đã phát huy vai trò là cánh tay nối dài của Sở NN-PTNT. Ảnh: Minh Đảm.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã bàn bạc nhiều giải pháp giúp tháo gỡ tình hình giá sản phẩm chăn nuôi đang sụt giảm. Theo TS Thái Quốc Hiếu, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Tiền Giang, sau 2 năm bị ảnh hưởng dịch bệnh, chuỗi cung ứng sản phẩm bị đứt gãy, giá thức ăn tăng nhưng giá sản phẩm chăn nuôi bán ra lại giảm. Tuy nhiên, số lượng gia súc, gia cầm được nuôi ở Tiền Giang tăng đáng kể, dịch bệnh trên đàn gia súc được kiểm soát tốt; sản phẩm trứng cút tươi của Tiền Giang được xuất sang các nước Singapore, Malaysia, Nhật Bản…

Để duy trì và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững cần tính đến thị trường xuất khẩu. Do vậy, cần xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ. Đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi cần có hợp đồng thương mại rõ ràng. Nâng cao ý thức người dân trong chăn nuôi không sử dụng kháng sinh thay bằng chế phẩm sinh học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Gò Công Tây cho rằng: Giá sản phẩm chăn nuôi như gà, heo đang đi xuống nên người chăn nuôi cần giảm chi phí bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học, cần lắm việc quản lý trong chăn nuôi.

Ông Trần Thanh Đức, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tiền Giang cho biết: Sau dịch, ngành chăn nuôi của Tiền Giang cũng đã gượng được. Vì vậy trong thời gian tới cần Hội cần tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, gắn hoạt động của Hội với người chăn nuôi thông qua Hội ở tuyến cơ sở, nắm bắt chia sẻ khó khăn với nhà chăn nuôi. Hơn nữa người chăn nuôi cần tính toán con giống, kỹ thuật để sản phẩm được sự tính nhiệm của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tiền Giang là “Thủ phủ chăn nuôi” khu vực ĐBSCL, có tổng đàn vật nuôi đứng tốp đầu vùng. Tiền Giang có các loài gia cầm đặc sản mang tính hàng hóa như chim cút, gà ác, gà tre…; có đàn bò hơn 123,5 ngàn con (tăng 0.49% so với cùng kỳ); đàn heo 298 ngàn con (tăng 3.52%); đàn gia cầm 17,4 triệu con (tăng 7,04%); nhà yến 1.561 cơ sở.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Vacxin Tembusu nhập khẩu chính ngạch đầu tiên về Việt Nam được đánh giá bài bản

Việc cho phép nhập khẩu vacxin Tembusu chính ngạch giúp người chăn nuôi thủy cầm có một công cụ quan trọng để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Mưa dông khiến nhiều diện tích sầu riêng bị gãy đổ, rụng quả la liệt

Những cơn mưa dông đầu mùa đã khiến nhiều diện tích sầu riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị gãy đổ, quả rụng la liệt trước sự bất lực của người dân.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.