| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 31/05/2022 , 09:41 (GMT+7)
Lê Thiếu Nhơn

Lê Thiếu Nhơn

Nhà thơ 09:41 - 31/05/2022

Tiếng khóc mang thông điệp kiểm soát bệnh tật

Tiếng khóc của Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk đánh đấu một đại dịch phát sinh một đại án, và đồng thời báo động sức khỏe của ngành y

Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk Trịnh Quang Trí đã òa khóc nức nở, khi bị cơ quan công an khởi tố và bắt giam ngày 27/5. Tiếng khóc của người đàn ông 51 tuổi, không khiến dư luận cảm thấy xót thương, mà lại cảm thấy ê chề và đắng đót.

Trong hai năm căng thẳng chống dịch Covid-19, đối tượng Trịnh Quang Trí và thuộc cấp đã móc nối với Công ty Việt Á để mua bán 63.000 kit test có tổng trị giá hơn 13 tỷ đồng. Cái bắt tay toan tính khuất tất ấy, đã giúp đối tượng Trịnh Quang Trí bỏ túi 1,32 tỷ đồng. Những đồng tiền dơ bẩn tranh thủ kiếm được từ cuộc vật lộn khốn đốn giữa bao người với Covid-19, khiến đối tượng Trịnh Quang Trí khóc vì xấu hổ hay khóc vì rủi ro? Câu hỏi kia, ai cũng trả lời được bằng sự nặng trĩu khôn nguôi.

Đối tượng Trịnh Quang Trí không phải kẻ đầu tiên vướng vòng lao lý, trước một đại án nảy nở từ đại dịch toàn cầu. Nhiều giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật các địa phương như Bắc Giang, Nghệ An, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Hậu Giang đều thề thốt “không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á” nhưng lần lượt xộ khám vì những động cơ tiêu cực bị phanh phui. Quá trình điều tra hành vi thao túng thị trường xét nghiệm liên quan đến Công ty Việt Á vẫn tiếp tục được mở rộng, và chưa thể đoán định chính xác còn bao nhiêu giám đốc và nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật sẽ lại cúi đầu nhận lãnh trách nhiệm hình sự.

Giữa thực trạng y đức xuống cấp đáng ái ngại hiện nay, tiếng khóc của đối tượng Trịnh Quang Trí truyền đi thông điệp gì? Rõ ràng tiếng khóc gượng gạo và chua chát kia nhắc nhở rằng, đội ngũ thầy thuốc đang gánh vác nghĩa vụ kiểm soát bệnh tật cho xã hội, nhưng lại không có khả năng kiểm soát bệnh tật của chính họ. Bệnh tật về thể xác gây đau đớn một phần, thì bệnh tật về tâm hồn gây đau đớn trăm phần. Thoái hóa và biến chất là một loại bệnh tật mà cán bộ và nhân viên ngành y đang đối mặt từng ngày, nhưng chưa có vacxin hữu hiệu.

Muốn kiểm soát bệnh tật cho người khác thì thầy thuốc phải tự kiểm soát bệnh tật cho bản thân. Một trái tim chai sạn và những ý nghĩ tăm tối không thể nào che đậy trong chiếc áo blouse sắc trắng thiên thần. Thầy thuốc chỉ biết mưu lợi bất chấp thủ đoạn, thì không thể nào ngăn chặn được các loại virus, mà còn trở thành một loại virus tấn công đời sống thường nhật của bá tánh và phá hủy nền tảng tin yêu của dân tộc.

Tiếng khóc của Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Đăk Lăk đánh đấu một đại dịch phát sinh một đại án, và đồng thời báo động sức khỏe của ngành y nước nhà cần phải có một ca đại phẫu. Nghề nào cũng có nhu cầu cơm áo, nhưng nghề y không thể chỉ chăm chú vào những khoản thu nhập mờ ám. Bệnh tật của ngành y nếu không kiểm soát gắt gao hơn, thì virus hèn hạ thèm khát những đồng tiền dễ đến trên tay sẽ lây nhiễm đại dịch khác cho lương tri cộng đồng.    

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm