Trong 2 ngày 3-4/8, tại Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL (MDI), Đại học Cần Thơ hội thảo phân tích các tuyến tác động hiệu quả sau thu hoạch lúa gạo, với sự tham gia của các đối tác ở tiểu vùng Nam sông Hậu (NSH) gồm 7 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP Cần Thơ. Điểm mới là hội thảo đã mời cả các nhóm nông dân, HTX và DN xay xát mua bán lúa gạo, DN chế tạo thiết bị thu hoạch và STH.
Theo TS Nguyễn Duy Cần (MDI), ĐBSCL có 3,97 triệu ha trong đó có 2 triệu ha đất lúa thì vùng NSH có tới 1,2 triệu ha đất lúa, sản xuất 2-3 vụ/năm. Năm 2005 sản lượng lúa ĐBSCL có hơn 19,2 triệu tấn, trong đó vùng NSH có hơn 11,1 triệu tấn (2 tỉnh dẫn đầu sản lượng là An Giang 3,14 triệu tấn và Kiên Giang 2,9 triệu tấn).
Tuy nhiên nhìn lại quá trình đầu tư phương tiện sau thu hoạch, ngoại trừ máy suốt lúa, máy xay xát đáp ứng đủ, còn lại máy cắt lúa, sấy lúa thì từ thiếu đến rất thiếu. Theo tính toán tổng tổn thất từ các công đoạn sau thu hoạch theo mùa vụ ở ĐBSCL chiếm tới 10,96%, trong đó 7 tỉnh vùng NSH tổn thất cao nhất.
Được biết hiện nay thất thoát sau thu hoạch ở các nước Đông Nam Á khá lớn. Do đó chương trình sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế- IRRI được tài trợ bởi ADB nhằm mục đích nhân rộng những tiến bộ của công nghệ sau thu hoạch đã được thử nghiệm, kiểm chứng từ một số làng xã để đến được với nhiều nông dân hơn.
ục tiêu là sau 5 năm chương trình lan tới tối thiểu 300.000 nông hộ ở 3 nước Campuchia, Philippines và Việt Nam. Ở nước ta sau khi phân tích nguyên nhân từ các vùng, dự án sẽ xúc tiến mở rộng những hệ thống công nghệ sau thu hoạch tiến bộ ở cấp độ quốc gia.