| Hotline: 0983.970.780

Tìm vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Thứ Tư 10/05/2023 , 18:38 (GMT+7)

Để thực hiện đề án, ngoài chủ thể chính là Bộ NN-PTNT và nông dân, còn các nhà khoa học, doanh nghiệp. Và, một vấn đề quan trọng khác nữa là cơ chế vốn.

TS. Trần Minh Hải, Hiệu phó Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn: 'Đề án có 3 mục tiêu chính là tăng trưởng xanh, đảm bảo thu nhập cho người nông dân và bảo vệ môi trường'. Ảnh: Hồng Thuỷ.

TS. Trần Minh Hải, Hiệu phó Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn: "Đề án có 3 mục tiêu chính là tăng trưởng xanh, đảm bảo thu nhập cho người nông dân và bảo vệ môi trường". Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ngày 10/5, tại Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT) đã diễn ra Hội thảo "Tham vấn cơ chế vốn, áp dụng công nghệ số hỗ trợ nông nghiệp và Chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao".

Tăng trưởng xanh

TS. Trần Minh Hải, Hiệu phó Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, cho rằng tên đầy đủ của đề án này là "Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL” chứ không đơn thuần là chất lượng cao.

Theo đề án, từ nay đến năm 2025, vùng ĐBSCL sẽ có 500.000ha lúa chất lượng cao, lợi nhuận bình quân của nông dân đạt trên 35%. Đến năm 2030, vùng sẽ đạt 1 triệu ha lúa chất lượng cao tăng trưởng xanh, và lợi nhuận bình quân của người trồng lúa được nâng lên 40%.

Lúa canh tác theo quy trình hữu cơ ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa (xã Tăng Hoà, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang). Ảnh: Hồng Thuỷ.

Lúa canh tác theo quy trình hữu cơ ở HTX Dịch vụ nông nghiệp Tăng Hòa (xã Tăng Hoà, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang). Ảnh: Hồng Thuỷ.

Theo TS. Hải, phát triển vùng chuyên canh lúa chất lượng cao theo hướng hiện đại gắn với tăng trưởng xanh, trong đó nhiệm vụ trọng tâm gồm cơ giới hóa đồng bộ sản xuất lúa và ứng dụng nhanh công nghệ cao, công nghệ số để tiến đến thực hành canh tác lúa chính xác và thông minh, phát triển mô hình canh tác lúa tuần hoàn, sử dụng phế phụ phẩm lúa gạo để vừa gia tăng giá trị và vừa giảm tác động xấu đến môi trường.

"Thực ra, đề án này không phải cao siêu, khó làm, chúng ta chỉ dựa trên cái nền tảng có sẵn, giờ hệ thống lại và làm bài bản theo quy trình. Với 3 mục tiêu chính, đó là tăng trưởng xanh, đảm bảo thu nhập cho người nông dân và bảo vệ môi trường. Đồng thời, canh tác giảm phát thải nhà kính, làm chứng chỉ carbon thấp”, TS. Hải nói.

Theo nội dung đề án, phải có vùng quy hoạch chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao ổn định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và vùng đặc thù một vụ lúa ổn định có luân canh với thủy sản hoặc cây trồng cạn. Diện tích thực hiện mô hình phải có hệ thống đê bao hoàn chỉnh, an toàn, chủ động hoàn toàn về thủy lợi bao gồm cả việc tưới và tiêu thoát nước. Vị trí địa lý thuận tiện cho việc tổ chức sản xuất và thu mua; có hạ tầng giao thông tốt phục vụ được cho công tác cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch, bảo quản, tồn trữ, vận chuyển.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ rất khả thi, góp phần nâng cao chất lượng ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ rất khả thi, góp phần nâng cao chất lượng ngành hàng lúa gạo Việt Nam. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Phải có tối thiểu một hình thức liên kết giữa nông dân trong vùng sản xuất lúa thông qua hợp tác xã hoặc tổ chức nông dân khác với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Ứng dụng các công nghệ mới giúp nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa, tiết kiệm vật tư đầu vào và tài nguyên, tái sử dụng nguyên liệu phụ phẩm, gia tăng mức giảm phát thải khí nhà kính.

Một vấn đề quan trọng trong đề án là bộ giống lúa có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện tự nhiên tại địa phương, đáp ứng và phù hợp với việc ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Ưu tiên sử dụng giống lúa thơm, giống lúa chất lượng cao được thị trường tiêu thụ trong nước chấp nhận và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

"Ngoài ra, qua trình sản xuất, bộ giống lúa phải được theo dõi chặt chẽ, đánh giá năng suất, chất lượng và hiệu quả trong nhiều năm, đồng thời phải có thêm sự tham khảo với các doanh nghiệp tiêu thụ lúa gạo trong nước và xuất khẩu để đảm bảo sản xuất đáp ứng với nhu cầu tiêu thụ thị trường", ông Hải nói

Chỉ có lời chứ không bao giờ lỗ

Đó là khẳng định của ông Phạm Thái Bình, TGĐ Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ), người hướng doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo một phần của đề án này từ cách đây 10 năm.

Một ruộng lúa liên kết trồng theo quy trình hữu cơ ở HTX Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Một ruộng lúa liên kết trồng theo quy trình hữu cơ ở HTX Phú Thọ, Tam Nông, Đồng Tháp. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Ông Bình nêu quan điểm, sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao cần hướng đến việc được chứng nhận tiêu chuẩn. Lựa chọn phù hợp các tiêu chuẩn như "1 phải 5 giảm", VietGAP, Global GAP, SRP và tương đương, lúa hữu cơ... để tiến hành đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đồng thời đăng ký mã số vùng trồng.

Bên cạnh nhãn hiệu gạo của doanh nghiệp, nhãn hiệu gạo quốc gia, doanh nghiệp có thể sử dụng nhãn “gạo carbon thấp” (low-carbon rice) khi được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận gạo được sản xuất đạt các chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

“Thực ra, đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao chúng ta đã làm từ năm ngoái, trải dọc nhiều tỉnh ĐBSCL, từ Long An trở xuống. Và thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp muốn tham gia. Chúng tôi hy vọng Nhà nước làm việc với ngân hàng để cùng tham gia vào dự án này. Vì với 1 triệu ha lúa, chỉ cần 1 năm trồng 2 vụ thôi đã có 14 triệu tấn lúa, cho ra 1,7 triệu tấn gạo chất lượng cao. Trong vòng 10 năm nữa, con số này sẽ không thay đổi, dù có biến đổi khí hậu thế nào, ngập lụt ra sao. Như vậy thì sao lỗ được?”, ông Bình nói.

Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An: 'Ngân hàng tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cùng nông dân, chỉ có lời chứ không bao giờ lỗ'. Ảnh: Hồng Thuỷ.

Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An: "Ngân hàng tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao cùng nông dân, chỉ có lời chứ không bao giờ lỗ". Ảnh: Hồng Thuỷ.

Đề án dự kiến sẽ có 12.000 tỉ đồng vốn, trong đó có 3.000 tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, 8.400 tỉ đồng vốn xã hội hóa, còn lại là từ các nguồn vốn khác. Nông dân khi tham gia đề án sẽ được hỗ trợ 30% chi phí mua giống lúa trong bốn vụ đầu liên tiếp. Được vay ngân hàng không thế chấp tối đa 20 triệu/vụ sản xuất (thời gian vay trong 6 tháng) trong thời gian tham gia liên kết.

Theo đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, WB hỗ trợ khoảng 40 triệu USD cho đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải. Cùng với đó là dự án trị giá 60 triệu USD để phát triển thị trường tín chỉ carbon sau năm 2027. Bên cạnh đó còn có chương trình hỗ trợ 20 triệu USD không hoàn lại để hỗ trợ đề án. WB mong muốn phối hợp cùng Bộ NN-PTNT và các nhà tài trợ thực hiện các dự án ở ĐBSCL.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Ngăn chặn tàu cá có dấu hiệu vi phạm ngay từ trong bờ

Quyết tâm gỡ 'thẻ vàng' của EC trong năm 2024, Sóc Trăng không chỉ kiểm soát tốt đội tàu cá, mà còn tăng cường các biện pháp truy xuất nguồn gốc, giám sát hành trình.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Giữ ổn định phương thức thi tốt nghiệp THPT

Bộ GD-ĐT chuẩn bị các phương án cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, về cơ bản vẫn giữ nguyên hình thức thi tương tự giai đoạn 2020-2024.

Bình luận mới nhất