Tin nông nghiệp nổi bật trên số báo hôm nay
- Ưu tiên cao nhất cho việc củng cố, vun đắp quan hệ Việt - Lào
Sáng 11/1, sau lễ đón chính thức tại Phủ Thủ tướng tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. (trang 2)
- Làm nông... từ tâm
Ông Ba tâm niệm, sản phẩm nông nghiệp phải là thành quả của sự tận tâm, lương tâm của người sản xuất, mang lại sức khỏe, tạo giá trị cho cả thế hệ mai sau. (trang 3)
- Đột phá công nghệ xử lý rơm rạ không cần thời gian nghỉ
“Một tấn rơm là một tấn phân bón” không còn là mơ ước của nông dân.
Nhờ công nghệ mới, tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương mà nông dân có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp, xử lý rơm rạ trước, sau làm đất hoặc trước, sau khi gieo sạ đều đạt hiệu quả xử lý cao.
Như vậy, toàn bộ rơm rạ và tàn dư trong ruộng sau thu hoạch giờ đây đã có cơ hội được tái sử dụng để tiết kiệm phân bón thay cho biện pháp đốt làm ô nhiễm môi trường và thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Khoảng 44 triệu tấn rơm rạ mỗi năm trên các cánh đồng lúa Việt Nam giờ đây đã có thêm cơ hội đóng góp vào tăng trưởng, phát triển ngành sản xuất lúa gạo bền vững của quốc gia. (trang 4)
- Nhập nhèm san gạt quốc lộ 4D: Ai chịu trách nhiệm?
Lợi dụng mở rộng quốc lộ 4D, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị san gạt, đổ thải bừa bãi ở Sa Pa. Thế nhưng, ai chịu trách nhiệm cho những hậu quả này? (trang 6)
- Ngành nông nghiệp Bạc Liêu với 10 nhiệm vụ bứt phá năm 2023
Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phạm Văn Thiều đưa ra 10 nhiệm vụ trọng tâm để bứt phá ngành nông nghiệp tỉnh trong năm 2023. (trang 7)
- Vùng đất quyến rũ và đầy sức sống
Chuyến đi mở mang tầm hiểu biết của tôi về một trong những nền văn hóa có sức cuốn hút nhất thế giới, về một đất nước đầy sức sống và hấp dẫn. (trang 8)
- “Thủ phủ” chuối Khoái Châu đìu hiu ngày cận Tết
Bệnh vàng lá hoành hành, thời tiết bất lợi, chi phí đầu tư cao, giá bán lại không tăng nên vụ chuối tết năm nay ở vựa chuối Khoái Châu (Hưng Yên) buồn thiu. (trang 10)
- Nam Trung bộ cần có giải pháp để chung sống với thiên tai
Biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong vùng Nam Trung bộ, các địa phương trong khu vực cần có giải pháp thích ứng với thiên tai. (trang 11)
- Gia cầm sẽ chiếm non nửa thị trường thịt toàn cầu năm 2031
Gia cầm sẽ tiếp tục là loại thịt tăng trưởng nhanh nhất trong vòng một thập kỷ tới, và dự kiến đến năm 2031 gia cầm sẽ chiếm 47% thị trường thịt thế giới. (trang 12)
- Quảng Trị: Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm dịp Tết
Các sản phẩm chế biến sẵn như nem, giò chả, người mua cần biết rõ cơ sở sản xuất, nên lựa chọn những cơ sở được chứng nhận về an toàn thực phẩm, cơ sở cam kết sản phẩm không có hàn the, sản phẩm được bao gói kín, hợp vệ sinh. Lưu ý những loại chả quá giòn, để ở môi trường bình thường lâu bị hư thì dễ có nguy cơ người sản xuất có sử dụng hàn the trong sản phẩm. (trang 13)
- Tết trầy trật của thủy nông viên: [Bài 4] Thủy nông viên điêu đứng vì đâu?
Điều mà các công ty thủy lợi mong mỏi nhất lúc này, đó là thành phố Hà Nội sớm phê duyệt giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi. (trang 14)
- Tết với những người giữ rừng: Tuần rừng những ngày giáp Tết
Tờ mờ sáng, anh Nhú thúc anh em dậy, chuẩn bị quân tư trang lên đường tuần rừng. Ngoài trời, gió rét căm căm, cái lạnh của núi đá như cắt da cắt thịt. (trang 15)
- Những nghề đánh bắt thủy sản mũi nhọn đến với ngư dân Bình Định: Học nghề lưới vây cá ngừ sọc dưa từ ngư dân Nhật Bản
Điều thú vị là nghề lưới vây đánh bắt cá ngừ sọc dưa được du nhập về từ Nhật Bản nhờ công 1 lão ngư… (trang 16)
Ngoài các tin nông nghiệp chuyên sâu là các tin tức khác
- Việt Yên đầu tư hạ tầng khu vực nông thôn, hướng tới lập thị xã
- Kiến Thụy đón bằng công nhận huyện đạt chuẩn
- Tuyên Quang: Thêm 63 sản phẩm được công nhận sao OCOP
- Kon Tum xử lý trách nhiệm cán bộ lãnh đạo Ban quản lý dự án 98
- Vựa hoa cúc lớn nhất miền Trung thắng lớn vụ Tết
- Hãng phim hoạt hình Việt được bồi thường trong vụ tranh chấp bản quyền tại Nga
- Nông nghiệp Trà Vinh tăng trưởng gần 2,8% năm 2022
Bạn đọc quan tâm đến các tin nông nghiệp trên báo giấy của báo Nông nghiệp Việt Nam xin mời đến bưu điện gần nhất hoặc liên hệ với các địa chỉ sau:
Tòa soạn và trị sự: 14 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: 024.38256492 - Fax: 024.38252923
Văn phòng đại diện
CHI NHÁNH TẠI TPHCM
58 Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐT- FAX: (028) 38241341
Email: cnbaonnvn@gmail.com
VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN
169 đường 2/4, Vạn Thắng, TP Nha Trang, Khánh Hoà.
ĐT - Fax: (0258) 3818022
E-mail: nnvn.vpmt@yahoo.com
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ĐBSCL
Số 5 Nguyễn Văn Cừ - TP Cần Thơ
ĐT: (0292) 3835431
VĂN PHÒNG BẮC TRUNG BỘ
156 đường Đinh Công Tráng – TP Vinh, Nghệ An:
ĐT: (0238) 3832579 - Fax: (0238) 3569129
VĂN PHÒNG ĐÔNG BẮC:
Đường Tỉnh ủy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
ĐT: 0975576886
VĂN PHÒNG KHU VỰC VIỆT BẮC:
465 đường Quang Trung - phường Thịnh Đán - TP. Thái Nguyên
ĐT, Fax: (0208) 3848235