| Hotline: 0983.970.780

Huế:

Toàn cảnh Nhật hoàng thăm Hoàng Cung còn lại duy nhất ở Việt Nam

Thứ Bảy 04/03/2017 , 14:45 (GMT+7)

Sáng 4/3, Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko đã đi thăm Đại Nội Huế. Đây là Hoàng Cung của triều đại quân chủ phong kiến cuối cùng, là Hoàng Cung còn lại duy nhất tại Việt Nam, thu hút sự chú ý đặc biệt của Nhật hoàng.

Đúng 10h10 sáng, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu tới Đại Nội Huế. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cùng Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - ông Lê Trường Lưu, Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Phan Thanh Hải cùng đoàn tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu.

Huế đón tiếp Nhật hoàng và Hoàng hậu tại Ngọ Môn
Tại Ngọ Môn, một thảm đỏ được trải từ đường vào tận lối đi giữa, đến thẳng Điện Thái Hòa, dành riêng đón Nhật hoàng với sự tôn kính.
 

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã thuyết minh về sự kiện năm 1990 khi Quỹ uỷ thác của Chính phủ Nhật Bản thông qua UNESCO (Japan Trust Fund via UNESCO) đã tài trợ Huế 100.000 USD, tương đương khoảng 1 tỷ đồng thời bấy giờ đế dự án trùng tu cửa Ngọ Môn, được xem là phần hồn của bộ mặt di tích Huế.

  TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (mặc áo dài xanh) thuyết minh cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.
TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế (mặc áo dài xanh) thuyết minh cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.


Qua cầu Trung Đạo dưới sự chào đón của 40 diễn viên hóa trang thành Cung nữ múa quạt, Nhật hoàng được nghe thuyết minh về không gian triều chính Cung đình Huế xưa kéo dài từ cửa Ngọ Môn đến Điện Thái Hòa. Đoàn tiếp tục đi và dừng lại ở sân đại triều trước Điện Thái Hòa, nơi xưa có các đại lễ ở khu điện này do vua chủ xướng với các quan theo cấp bậc từ nhất phẩm đến cửu phẩm đứng chầu.

Vào Điện Thái Hòa, ngoài ngai vàng, phần tinh túy nhất là 297 bài thơ được khắc trên các ô hộc ở phía trên trần điện. Các bài thơ được viết bằng chữ Hán theo lối “nhất thi nhất họa” (một bài thơ đi kèm một bức tranh) nói lên tinh thần độc lập tự cường, tự tôn của dân tộc Việt Nam.

Đoàn của Nhật hoàng tiến vào Điện Thái Hòa
Đoàn của Nhật hoàng tiến vào Điện Thái Hòa


Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế mới đây vào năm 2016 đã được UNESCO công nhận là Di sản ký ức thế giới, cùng với Quần thể Di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn – cố đô Huế đang có 5 di sản thế giới, nhiều nhất trong các địa phương ở Việt Nam.

Sau khi tham quan không gian chính mặt trước Điện Thái Hòa, Nhật hoàng đã ra phía sau điện để nghe giới thiệu về sa bàn tổng thể Hoàng Cung Huế và những dự án Bảo tồn giữa di tích Huế và Đại học Waseda của Nhật Bản.

Sau 15 phút tham quan từ cửa Ngọ Môn đến hết Điện Thái Hòa, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu lên xe điện tiến về Duyệt Thị Đường, nhà hát cung đình cổ nhất ở Hoàng Cung Huế để xem Nhã nhạc Cung đình Huế. Ba tiết mục đặc sắc nhất trong vòng 8 phút đã được Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế trình diễn cho Nhật hoàng xem gồm Đại Nhạc, Múa Lân Mẫu Xuất Lân Nhi, Múa Lục Cúng Hoa Đăng.

Đúng 10h55, Nhật hoàng cùng Hoàng hậu đi xe điện ra cửa Hiển Nhơn, từ đó lên xe riêng kết thúc chuyến thăm Hoàng Cung Huế. Rất nhiều người dân Huế, du khách đã vẫy chào Nhật hoàng trong niềm vui vô hạn.

Theo Th.s. Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chuyến thăm của Nhật hoàng đã đem lại niềm tự hào cho toàn bộ người dân xứ Huế. Quần thể Di tích Cố đô Huế với “biểu tượng” Hoàng Cung – Đại Nội Huế là Di sản văn hóa thế giới vật thể đầu tiên của đất nước ta được UNESCO công nhận vào năm 1993, cùng với Nhã nhạc Cung đình Huế là Di sản văn hóa thế giới phi vật thể đầu tiên của đất nước cfng được UNESCO công nhận sau đó 10 năm vào 2003.

Chuyến thăm này sẽ giúp Huế thêm tỏa sáng, giá trị văn hóa Huế, văn hóa Việt Nam được quảng bá mạnh mẽ đến bạn bè năm châu.

Hiện tại, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Đại học Waseda Nhật Bản thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu về tái tạo cảnh quan văn hóa tại lưu vực sông Hương, giai đoạn 2016-2018; phối hợp với Hội Kiến trúc sư toàn Nhật Bản tổ chức hội thảo chuyên đề về bảo tồn kiến trúc gỗ truyền thống. Đặc biệt, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phi vật thể Quốc tế tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương (IRCI) để nghiên cứu và tăng cường các giải pháp cụ thể giúp bảo tồn bền vững di sản văn hóa phi vật thể ứng phó với các thiên tai, thảm họa.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, qua gần 30 năm trao đổi hợp tác, các lĩnh vực hoạt động hợp tác và nghiên cứu giữa Nhật Bản và Huế đã diễn ra khá đa dạng, bao gồm cả về nghiên cứu sưu tầm, tổ chức hội thảo khoa học, đào tạo nghiệp vụ kỹ năng chuyên môn, trùng tu bảo tồn di tích và bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể. Tổng kinh phí tài trợ từ phía Nhật Bản, theo thống kê, khoảng hơn 4,6 triệu USD. So với khoảng thời gian gần 30 năm thì đây không phải là nguồn kinh phí quá lớn nhưng so với tổng kinh phí quốc tế đã tài trợ về văn hóa cho Huế trong thời gian trên (khoảng gần 10 triệu USD) thì có thể nói Nhật Bản là nước có sự tài trợ lớn nhất và quan trọng nhất.

Với những gì đã đạt được trong mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong suốt chiều dài gần 30 năm qua, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, tài trợ từ phía Nhật Bản trong những năm sau này, đặc biệt là phía nước bạn tăng cường xúc tiến các khoản viện trợ ODA cho các công trình kiến trúc đang cần được phục hồi phục vụ cho công tác bảo tồn, trùng tu di tích Huế.

Dưới đây là loạt ảnh ghi lại chuyến thăm Hoàng Cung Huế của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko:Người dân Nhật Bản vẫy cờ Nhật Bản và Việt Nam tại phía ngoài cửa Ngọ Môn
Người dân Nhật Bản vẫy cờ Nhật Bản và Việt Nam tại phía ngoài cửa Ngọ Môn

Nhật hoàng vui vẻ đón nhận hoa chúc mừng của 2 học sinh tiểu học Trần Quốc Toản, TP Huế
Nhật hoàng vui vẻ đón nhận hoa chúc mừng của 2 học sinh tiểu học Trần Quốc Toản, TP Huế

Đoàn rước Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vào Hoàng Cung Huế
Đoàn rước Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko vào Hoàng Cung Huế

  Hoàng Cung Huế cổ kính cuốn hút Nhật hoàng từ phút đầu tiên. Nhật hoàng và Hoàng hậu rất vui và hỏi nhiều điều về Hoàng Cung Huế
Hoàng Cung Huế cổ kính cuốn hút Nhật hoàng từ phút đầu tiên. Nhật hoàng và Hoàng hậu rất vui và hỏi nhiều điều về Hoàng Cung Huế

Đoàn tiến qua cầu Trung Đạo
Đoàn tiến qua cầu Trung Đạo

  Sau khi thăm Điện Thái Hòa, Nhật hoàng đi xe điện tiến vào Duyệt Thị Đường - nhà hát cổ xưa nhất trong kinh thành Huế.
Sau khi thăm Điện Thái Hòa, Nhật hoàng đi xe điện tiến vào Duyệt Thị Đường - nhà hát cổ xưa nhất trong kinh thành Huế.

Nhật hoàng và Hoàng hậu chào hỏi tại Duyệt Thị Đường
Nhật hoàng và Hoàng hậu chào hỏi tại Duyệt Thị Đường

  Cùng xem các tiết mục Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam
Cùng xem các tiết mục Nhã nhạc Cung đình Huế - Di sản văn hóa phi vật thể thế giới đầu tiên tại Việt Nam

  Vãy tay tạm biệt Huế.
Vãy tay tạm biệt Huế.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm