| Hotline: 0983.970.780

Hỗ trợ người dân phòng dịch trong nuôi tôm

Thứ Tư 20/03/2024 , 06:16 (GMT+7)

Trước thực trạng xuất hiện tôm bị bệnh tại một số hộ nuôi ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, các đơn vị chức năng nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ người dân.

Đại diện Tập đoàn Việt Úc đến kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Đại diện Tập đoàn Việt Úc đến kiểm tra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi tại xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên. Ảnh: Nguyễn Thành.

Tỉnh Quảng Ninh đang phát triển 2 đối tượng chủ lực cấp quốc gia là tôm thẻ chân trắng và tôm sú, tập trung chủ yếu ở các địa phương Móng Cái, Tiên Yên, Đầm Hà, Quảng Yên. Đây là những địa phương có diện tích nuôi lớn, với các mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hướng quảng canh cải tiến, thâm canh, siêu thâm canh, áp dụng công nghệ tiên tiến cho năng suất cao.

Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, mô hình nuôi tôm trong bể nổi tròn có diện tích khoảng 100ha (chiếm 1,3% diện tích nuôi tôm), mô hình nuôi tôm 2, 3 giai đoạn ít thay nước, mô hình nuôi tôm trong ao đất bền vững khoảng 150ha (chiếm 2% diện tích nuôi tôm).

Mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường và dịch bệnh được áp dụng ở hầu hết cơ sở nuôi tôm... Những mô hình này đang cho năng suất 70-80 tấn/ha/vụ (cá biệt có mô hình đạt trên 100 tấn/ha/vụ), lãi suất đạt 1-2 tỷ đồng/ha/vụ.

Hiện, diện tích tôm công nghiệp toàn tỉnh đạt 4.700ha (chiếm trên 62% diện tích nuôi). Nhờ điều chỉnh cơ cấu nuôi hợp lý, phát triển các vùng nuôi tôm tập trung ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, sản lượng tôm đã tăng mạnh qua các năm. 

Tuy nhiên, đầu năm 2024, một số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, tôm sau gần 20 ngày thả đã xuất hiện bệnh xanh thân, vàng gan khiến tôm chán ăn, chậm lớn.

Ông Lê Đăng Vũ (thôn Bình Minh, xã Hải Lạng, huyện Tiên Yên) chia sẻ: "Gia đình tôi mua tôm giống của Công ty Việt Úc Quảng Ninh và mới thả 20 vạn giống. Sau khoảng 3 tuần, tôm có dấu hiệu mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện tôm bị bệnh, tôi đã xử lý bằng cách dùng thuốc, đánh vi sinh, diệt khuẩn nhưng không chữa được. Tôi đã liên hệ với phía Công ty và đã có người của Việt Úc Quảng Ninh xuống kiểm tra, lấy mẫu".

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản Quảng Ninh. Ảnh: Viết Cường.

Hiện nay, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản Quảng Ninh. Ảnh: Viết Cường.

Ông Trần Văn Thanh, Phó Giám đốc bộ phận Hỗ trợ kỹ thuật và Thị trường, Tập đoàn Việt Úc cho biết, ngoài bán con giống, Tập đoàn Việt Úc còn hỗ trợ người dân về kỹ thuật nuôi để tôm đạt kết quả cao. Con giống an toàn, sạch bệnh mới xuất bán cho khách hàng. Người dân mua con giống sẽ được hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho tôm. Đối với trường hợp tôm bị bệnh, Tập đoàn Việt Úc sẽ hỗ trợ xét nghiệm miễn phí để tìm nguyên nhân, giúp người dân yên tâm trong quá trình nuôi.

Để hạn chế tình trạng dịch bệnh trên tôm nuôi nói riêng và thủy sản nói chung, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh đề nghị các Phòng Kinh tế, Phòng NN-PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các địa phương trong tỉnh tuyên truyền, khuyến cáo đến các cơ sở nuôi trồng thủy sản thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường, tốc độ sinh trưởng của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn, khuyến cáo.

Theo dõi các chỉ số môi trường, tránh biến động lớn của môi trường, tăng cường dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, sử dụng các chất làm tăng sức đề kháng, bổ trợ gan, xi phông thay nước, chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường, kiểm tra tình trạng gan tụy của tôm, khi có dấu hiệu bất thường cần thu hoạch tôm, đóng cống, xử lý nước ao bằng các chất khử trùng trước khi xả ra ngoài môi trường chung theo đúng quy định.

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022 về phê duyệt Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án xác định, phát triển chuỗi tôm thẻ chân trắng tại các địa phương tại Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Quảng Yên, Đầm Hà với mục tiêu đến 2025 diện tích liên kết chuỗi đạt 500ha, sản lượng ước đạt 2.100 tấn và đến năm 2030, diện tích 4.800ha, sản lượng liên kết chuỗi đạt 25.600 tấn.

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Nông dân lo lắng vì giá lúa đông xuân sớm giảm mạnh

ĐBSCL Hiện một số nơi tại ĐBSCL đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân sớm nhưng giá lúa giảm từ 2.000 - 2.400 đồng/kg so với cùng kỳ.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.

Bình luận mới nhất