| Hotline: 0983.970.780

Tổng kết Đề án phát triển sản xuất giống

Thứ Ba 18/12/2018 , 13:35 (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án "Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020" theo Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 15/12/2009 làm cơ sở để xây dựng Đề án giống giai đoạn 2021 - 2030.

Để việc tổ chức Hội nghị tổng kết Đề án thiết thực, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương tổ chức tổng kết Đề án đảm bảo thống nhất, toàn diện.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương chỉ đạo triển khai tổ chức tổng kết thực hiện Đề án và gửi báo cáo sơ kết về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 31/12/2018.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan tổng hợp tài liệu, chuẩn bị nội dung, công tác hậu cần để tổ chức Hội nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đề án "Phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản" được phê duyệt tại Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 15/12/2009.

Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thuỷ sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững.

Đề án góp phần tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành; đồng thời, nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất giống, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong chọn tạo, để tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt cho sản xuất đại trà; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý; khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống, hình thành ngành công nghiệp sản xuất giống được hiện đại hoá; bảo vệ và phát triển nguồn giống sinh sản tự nhiên, đảm bảo tài nguyên động vật, thực vật hoang dã và thuỷ sản phát triển bền vững.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.