Đồng thời, ông Bolsonaro một lần nữa kêu gọi các bang chấm dứt sắc lệnh yêu cầu ở nhà mà theo ông nó đang gây tổn hại cho nền kinh tế.
Rất ít nhà lãnh đạo toàn cầu hạ thấp nguy hiểm của đại dịch Covid-19 như Bolsonaro, dù gần 2.000 tại Brazil đã chết sau khi nhiễm virus.
Ông từng gọi virus là cúm nhẹ, chỉ trích thống đốc các bang vì áp dụng những biện pháp phong tỏa được hỗ trợ bởi chuyên gia y tế và bộ trưởng sắp mãn nhiệm, Luiz Henrique Mandetta.
Trong các bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Bolsonaro kêu gọi tiếp tục hoạt động kinh tế, và cho biết ông Mandetta không hoàn toàn đánh giá cao sự cần thiết phải bảo vệ công ăn việc làm của Brazil.
“Chúng ta cần trở lại bình thường, không nhanh nhất có thể, nhưng cần bắt đầu có sự linh hoạt”, Tổng thống nói thêm rằng Chính phủ không đủ khả năng để tiếp tục hỗ trợ khẩn cấp cho người nghèo lâu hơn nữa.
Trong khi ông Bolsonaro chỉ trích gay gắt việc ngừng hoạt động, Bộ Y tế dưới thời ông Mandetta đưa ra hướng dẫn ủng hộ các biện pháp giãn cách xã hội. Cuộc họp giao ban hàng ngày của Bộ trưởng Mandetta cũng đã mâu thuẫn với lời khen ngợi của Bolsonaro, đối với các loại thuốc chưa được chứng minh.
Bộ trưởng sắp tới, ông Nelson Teich, được hỏi tại một cuộc họp báo về quan điểm chung của Bộ, khi ông lên nắm quyền, nói rằng sẽ không có bất kỳ thay đổi đột ngột nào về chính sách.
Tuy nhiên, ông nói thêm: “Có một sự liên kết hoàn toàn giữa tôi và Tổng thống”.
Phản ứng của Bộ Y tế đối với dịch bệnh được 76% người Brazil đánh giá là "tốt" hay "rất tốt" trong cuộc khảo sát do Datafolha thực hiện trong tháng này. Chỉ 33% những người được khảo sát cho Tổng thống Bolsonaro xếp hạng đánh giá tương tự.
Trong bình luận chia tay với các đồng nghiệp tại Bộ, ông Mandetta kêu gọi một sự chuyển đổi suôn sẻ và cảnh báo rằng Brazil vẫn còn cách xa đỉnh điểm bùng phát virus.
Virus Corona khiến 30.425 người tại Brazil lây nhiễm, với khoảng 200 trường hợp tử vong mỗi ngày đưa số người chết lên 1.924 vào ngày 16/4, theo dữ liệu của Bộ Y tế, cao nhất ở Mỹ Latinh.