| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Hãi hùng công nghệ… làm giả thịt thú rừng!

Thứ Năm 06/05/2010 , 07:15 (GMT+7)

Báo NNVN cùng Chi cục kiểm lâm TP.HCM và một số lực lượng chức năng đã chứng kiến tận mắt công nghệ làm giả các loại thịt thú rừng từ các loại… heo bệnh, heo chết và không có nguồn gốc xuất xứ.

Báo NNVN cùng Chi cục kiểm lâm TP.HCM và một số lực lượng chức năng đã chứng kiến tận mắt công nghệ làm giả các loại thịt thú rừng từ các loại… heo bệnh, heo chết và không có nguồn gốc xuất xứ.

Xóm thú rừng… rởm

Ngay từ sáng sớm, ông Nguyễn Xuân Lưu – Phó chi cục trưởng, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã điện thoại cho tôi thông báo chuẩn bị lên đường triệt phá “xóm” chuyên chế biến thú rừng… rởm ở quận Thủ Đức. 

Thịt heo sề, sau khi được tẩm ướp gia vị nhìn rất “bắt mắt”

Địa điểm được giữ bí mật tới phút chót khi chúng tôi bất ngờ ập vào căn nhà 9/105 thuộc tổ 9, khu phố 6, phường Linh Trung, Thủ Đức do ông Nguyễn Hoàng Thu (SN: 1969) làm chủ nằm ẩn sâu trong những con hẻm nhỏ, đường đất. Phát hiện bị động, chủ nhà đã lệnh cho nhiều người nhanh chóng cho thả toàn bộ những con thú bị nhốt trong những lồng sắt ra khu đất trống đầy cỏ sậy cao ngập đầu phía trước nhà nhưng cũng không thoát. Với kinh nghiệm nhiều lần triệt phá những tụ điểm thú rừng, ông Nguyễn Xuân Lưu đã chỉ đạo cho các cán bộ nhanh chóng thu giữ lập biên bản quả tang toàn bộ tang vật là những loạt thịt đã bốc mùi hôi thối chứa trong tủ cấp đông cùng một số thú rừng thật sống có, chết có.

Bên cạnh việc kiểm tra hộ ông Thu, các lực lượng khác cũng đồng loạt kiểm tra 5 hộ dân khác ở lân cận để tránh việc đánh hơi thấy “động” sẽ nhanh chóng phi tang. Qua kiểm tra phát hiện có tới 10 tủ cấp đông loại lớn của 6 hộ nói trên, bên trong chứa hàng ngàn ký thịt heo. Điều đáng nói, toàn bộ số thịt heo này các chủ hộ đều không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Các chủ hàng này khai nhận đã mua trôi nổi trên thị trường nên không có hóa đơn chứng từ và dùng để làm nguyên liệu chế biến các loại thịt… thú rừng rởm! 

Chồn, tê tê phát hiện tại tủ cấp đông

Trao đổi với NNVN ông Nguyễn Xuân Lưu khẳng định, từ nguồn tin của trinh sát và người dân địa phương cho biết, khu vực này nhiều năm nay “nổi tiếng” với nghề chế biến thịt thú rừng rởm. Phương thức hoạt động cũng vô cùng tinh vi, mặc dù nhiều lần cán bộ kiểm lâm phát hiện xử lý nhưng vẫn tái phạm. Đặc biệt, trinh sát cho biết, những lúc cao điểm có tới cả trăm người cùng tham gia. Bên cạnh đó, nhiều hộ còn là điểm trung chuyển và tàng trữ thú rừng trái phép. Tại đây, đoàn kiểm tra đã phát hiện rất nhiều loại thú rừng đang tàng trữ trái phép như: dúi, cheo, chồn…

“Cận cảnh” công nghệ làm giả thịt rừng

Các “sản phẩm” rừng được làm giả tại khu vực này chủ yếu là thịt heo rừng, khô bò rừng, khô nai… đều được chế biến từ thịt heo cực bẩn.

Từ lời khai của các đối tượng vi phạm cho thấy, toàn bộ số thịt heo (một số ít là bò chết) trước đó được mua gom từ các lò mổ hay bán trôi nổi. Để có lợi nhuận cao, các đối tượng còn chọn mua các loại heo bệnh, heo chết, heo sề (đẻ nhiều lứa) hoặc thịt bán ế hôi thối với giá rẻ như cho. Sau đó, số nguyên liệu này được đem về nhúng vào nước pha chất tẩy. Để thịt heo “tươi rói” như mới vừa giết mổ, những người này còn có “công nghệ” dùng tiết heo xoa đều lên thịt cho đỏ tươi sau đó dùng đèn khò (dùng khí ga cháy mạnh để đốt - thui) làm cho da cháy sém vàng rộm. 

Tiết heo tẩm hóa chất dùng để tẩm ướp làm cho thịt tươi mới

Qua lời khai của các đối tượng cho thấy, một lượng lớn khô thịt rừng giả được vận chuyển ngược lên các tỉnh miền núi như Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đăk Lăk… để rồi lại theo chân người mua trở về thành phố với nhãn mác là khô bò khô nai mua chính gốc. Còn heo rừng giả đa số được cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trong thành phố hoặc khu vực lân cận.

Sau khi có nguyên liệu như thật, công đoạn tiếp theo để chế biến thú rừng là ướp “hương vị” các loại theo ý muốn như: bò, nai, mễn, chồn được mua ở chợ với giá chừng vài chục ngàn/kg. Sau khi thực phẩm được tẩm ướp rất đậm mùi sẽ được cho vào sấy khô với nhiệt độ cao để tạo mùi, tạo độ dai như thật. Sau khi đã “thành phẩm”, sẽ được đóng gói thành những… bao tải 25 ký để mang đi bán sỉ hoặc lẻ. Dù là sản phẩm làm giả từ những loại thịt ôi thối có giá rẻ mạt và qua chế biến không mấy công phu nhưng các sản phẩm được “bỏ mối” với giá khá cao lên tới hàng trăm ngàn/kg. Trung bình, mỗi ngày “xóm” làm giả thú rừng này tung ra thị trường hàng tấn thịt rừng các loại.

Thịt heo rừng được làm giả công phu hơn do có đặc điểm dễ nhận ra bằng mắt thường là mỗi chân lông có 3 cái chụm lại. Mặc dù vậy, để làm giả điều này cũng không hề khó. Tại đây những đối tượng vi phạm thừa nhận để làm giả thịt heo rừng phải dùng cây kim ba mũi tự chế được đóng chặt vào một chiếc đũa tre. Sau đó hơ nóng kim bằng đèn dầu rồi châm vào da heo, muội khói của kim sẽ lưu lại bì heo có màu đen giống… y chang thịt heo rừng đã được cạo sạch. Do việc làm khá đơn giản nên một con heo hàng tạ chỉ tốn vài giờ là “hô biến” thành heo rừng! Như vậy, heo bệnh, heo chết mua với giá chỉ khoảng 15.000-20.000 đ/kg, qua sơ chế thành heo rừng được bán với giá lên tới 120.000 – 135.000 đ/kg (tùy quán).

Xem thêm
Công nhận tương đương: Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi)

Vấn đề công nhận tương đương tại dự thảo Lệnh 248 (sửa đổi) đặt ra những nhiệm vụ mới cho cơ quan quản lý, trước mắt là xây dựng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Masan: Lãi quý IV/2024 gấp gần 14 lần so với cùng kỳ

Lợi nhuận quý 4/2024 của Masan gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt 691 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm 2024 đạt 200% kế hoạch kịch bản cơ sở.

Bình luận mới nhất