| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Khởi tố vụ án hình sự làm lây lan dịch Covid-19

Thứ Năm 03/12/2020 , 14:44 (GMT+7)

TP.HCM tổ chức buổi họp báo khẩn nhằm cung cấp thông tin khởi tố vụ án lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người tại TP.HCM.

Buổi họp báo cung cấp thông tin khởi tố vụ án hình sự 'Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người' tại TP.HCM diễn ra tại Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: H.T.

Buổi họp báo cung cấp thông tin khởi tố vụ án hình sự "Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" tại TP.HCM diễn ra tại Trung tâm báo chí Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: H.T.

Trưa 3/12, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Công an TP.HCM tổ chức buổi họp báo khẩn nhằm cung cấp thông tin khởi tố vụ án hình sự "Lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" tại TP.HCM.

Buổi họp báo diễn ra dưới sự chủ trì của Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM và Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM Từ Lương. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một trường hợp sai phạm trong phòng chống dịch Covid-19 bị xem xét xử lý hình sự sau khi nam tiếp viên hàng không Vietnam Airlines - bệnh nhân 1342 (cư trú tại quận Tân Bình) đã vi phạm nghiêm trọng quy định tại khu cách ly riêng của Vietnam Airlines, sau đó tiếp tục vi phạm quy định cách ly tại nơi cư trú.

Ông Từ Lương, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, buổi họp báo cung cấp thông tin khởi tố vụ án hình sự về việc làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người được tổ chức theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.HCM.

“Chủ yếu cung cấp thông tin về hướng xử lý và quan điểm xử lý của Thành phố, của công an TP.HCM dưới sự chỉ đạo của Bộ Công An. Khi khởi tố vụ án hình sự thì cơ quan an ninh điều tra sẽ xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan tất cả những yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, trong quá trình điều tra, Công an TP.HCM xem xét đánh giá toàn diện để đưa ra hướng đề xuất xử lý cá nhân, tổ chức liên quan”, ông Từ Lương nói.

Tại buổi họp báo, Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho hay, trên cơ sở báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), Công an TP.HCM đã xác minh điều tra và đã xác định bệnh nhân 1342 (nam tiếp viên hàng không) có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi có hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người khác.

Công an TP.HCM cũng đã xin ý cơ quan An ninh điều tra của Bộ Công an cũng như ý kiến của lãnh đạo Thành phố và Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM và các đơn vị liên quan, trên cơ sở chủ trương, tình hình thực trạng dấu hiệu vi phạm pháp luật và căn cứ quy định pháp luật, Công an TP.HCM chỉ đạo cơ quan an ninh điều tra TP.HCM điều tra hành vi làm lây lan dịch bệnh cho người khác.

Cơ quan y tế khử khuẩn tại nơi ở của bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: N.B.

Cơ quan y tế khử khuẩn tại nơi ở của bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: N.B.

Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, tình hình dịch Covid-19 trên thế giới đang cực kỳ phức tạp. TP.HCM đã cùng cả nước rất nỗ lực phòng chống dịch bệnh, nhưng vừa qua, chỉ một ca chủ quan thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm đã gây ra hậu quả nghiệm trọng khi để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Vì vậy, cần phải xử lý nghiêm bằng chế tài hình sự.

Sau mỗi vụ án cơ quan điều tra sẽ xác định, hoặc có thể phát hiện những lỗ hổng về hành lang pháp lý để cơ quan chức năng chấn chỉnh. Ở vụ này cũng vậy, trong quá điều tra sẽ thấy lỗ hổng khi đó cơ quan điều tra sẽ kiến nghị chấn chỉnh trong quản lý cách ly. Cơ quan điều tra sẽ rút ra được những hành vi vi phạm pháp luật trong tương lai.

"Sau khi khởi tố vụ án hình sự, cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM sẽ có kế hoạch điều tra toàn diện, khách quan để xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân và sẽ cá thể hóa vấn đề hình sự theo quy định. Đây cũng là mục đích, yêu cầu của Thành phố.

Việc ai là bị can trong vụ án này thì chúng tôi còn phải làm nhiều bước điều tra, trong đó vụ án này rất đặc thù, có một số người có liên quan thì đang trong diện cách ly. Cơ quan điều tra cũng phải tuân thủ về điều tra hình sự và tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch bệnh", Đại tá Nguyễn Sỹ Quang thông tin.

Ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho biết, đây là trường hợp được dư luận đặc biệt quan tâm, và đây cũng là trường hợp phải xử lý nghiêm để răn đe đối tượng coi thường kỉ luật kỉ cương khi cách ly, yêu cầu xuyên suốt của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19.

Sau gần 90 ngày Việt Nam không có ca dương tính với Covid-19 ngoài cộng đồng thì chiều 30/11, Bộ Y tế công bố ca nhiễm Covid-19 mới là bệnh nhân 1342. Bệnh nhân 1342 là tiếp viên hàng không, sau khi cách ly tập trung theo quy định 4 ngày có kết quả 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 đã được về nhà tự cách ly. Trước đó, trong khi cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung của VietNam Airlines, bệnh nhân 1342 đã tự ý đi qua khu vực các ly của tổ bay khác, nơi có người sau này được xác định dương tính (bệnh nhân 1325).

Theo quy định cách ly đối với tổ bay tại công văn 3588, thì sau khi cách ly tập trung thì bệnh nhân 1342 phải tiếp tục cách ly tại nơi cư trú đủ 14 ngày. Tuy nhiên người này đã không tuân thủ quy định về cách ly y tế tại nhà, tiếp xúc gần với 3 người khác (Bệnh nhân 1347 - giáo viên tiếng Anh - bạn của bệnh nhân 1342; Bệnh nhân1348 - bệnh nhi 14 tháng tuổi là cháu của bệnh nhân 1347; Bệnh nhân 1349 là học viên tiếng Anh của bệnh nhân 1347) và làm lây lan dịch bệnh.

Chiều 2/12, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) có quyết định tạm đình chỉ công việc với ông D.T.H - tiếp viên hàng không của hãng (bệnh nhân 1342) để xem xét kỷ luật với hình thức sa thải do những vi phạm trong việc cách ly y tế phòng ngừa Covid-19.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm