| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM phát hiện 1.200kg phụ phẩm bò bẩn

Thứ Hai 21/01/2019 , 07:01 (GMT+7)

Trong 2 đêm gần đây, Ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP.HCM do Trưởng ban - bà Phạm Khánh Phong Lan làm trưởng đoàn tiếp tục tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại các chợ đầu mối như chợ nông sản Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn (huyện Hóc Môn, TP.HCM).

09-24-29_20-1_kiem_tr_ho_so_truy_xut_nguon_goc_thuc_phm
Thanh tra đang kiểm tra hồ sơ truy xuất nguồn gốc rau củ quả tại các sạp hàng

Ông Nguyễn Nhu, Phó giám đốc Cty CP QL&KD chợ nông sản Thủ Đức cho biết, chợ đầu mối nông sản Thủ Đức gồm 3 nhà lồng với 1.424 ô vựa của 945 thương nhân, kinh doanh chủ yếu mặt hàng rau, củ quả. Năm 2018, tổng lượng hàng nhập về chợ khoảng gần 1,4 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trung bình mỗi ngày, lượng hàng về chợ này là gần 3.700 tấn, trong đó, có 15% sản phẩm nông sản có xuất xứ từ Trung Quốc, dưới 10% nông sản đạt các chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Có 3 quầy hàng kinh doanh trái cây ngoại nhập từ Úc, New Zealand và Mỹ.

Về phía chợ đầu mối Hóc Môn, đại diện ban quản lý chợ cho biết, năm 2018, lượng hàng hóa nhập tại chợ bình quân mỗi ngày 2.700 tấn (tổng giá trị ước khoảng 45 - 50 tỷ đồng/ngày đêm). Trong đó, thịt heo khoảng 400 tấn (5.500 con), trái cây khoảng 500 tấn, rau củ khoảng 1.800 tấn. Hàng hóa nhập tại chợ có nguồn gốc xuất xứ trong nước chiếm khoảng 95%, nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 4%, các nước khác khoảng 1%. Riêng đối với mặt hàng thịt heo, đại diện ban quản lý chợ cho biết thời điểm cao điểm tại chợ tiêu thụ tới 11.000 con mỗi ngày - đêm.

Ban quản lý các chợ đều đã sửa chữa cơ sở vật chất, thay mới hệ thống camera giám sát, làm tốt công tác kiểm tra, an ninh chợ… Đối với những trường hợp vi phạm, đều bị lập biên bản xử lý nghiêm.

Bà Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ: “Thời điểm cận tết thịt heo lại tăng giá do nhu cầu cao. Số lượng heo được giết mổ tập trung tại TP.HCM chưa đáp ứng được 100% nhu cầu nên các chợ vẫn nhập về một lượng lớn thịt heo được giết mổ ở các tỉnh lân cận. Quá trình giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ khá phức tạp. Nhiều vi phạm như thịt heo bơm nước, thịt heo ôi thiu, một số lái buôn có chiêu trò chặt chân heo bị bệnh để qua mặt đội kiểm tra… Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận bùng phát dịch lở mồm long móng. Tại TP.HCM, cách đây vài ngày, lực lượng kiểm tra đã phát hiện và tiêu hủy hơn 60 con heo bị lở mồm long móng từ Đồng Nai vận chuyển về TP. Tháng trước đoàn kiểm tra cũng phát hiện lô hàng 20 con heo có những biểu hiện bệnh tương tự. Ngoài ra, một số mẫu thịt heo thành phẩm được bán ở chợ truyền thống cũng bị phát hiện heo bệnh”.

09-24-29_kiem_tr_quy_thit_ti_cho_hoc_mon
Đoàn kiểm tra quy trình nhập và pha lóc thịt heo tại chợ đầu mối Hóc Môn

Song song với đoàn thanh tra của BQL ATTP TP.HCM, các đội QL ATTP liên quận, huyện cũng đang tiến hành kiểm tra các cơ sở SX-KD thực phẩm. Rạng sáng 19/1, Đội QL ATTP liên quận, huyện (Q. 2, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, thuộc BQL ATTP TP.HCM) đã bất ngờ kiểm tra hộ kinh doanh phụ phẩm bò trên đường Nguyễn Thị Kiểu, KP1, phường Hiệp Thành, Q.12. Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện hơn 1.200kg phụ phẩm bò trong đó có 3 thùng nhựa lớn đựng sách bò đã chuyển hẳn sang màu đen, bốc mùi hôi thối đang được ngâm trong nước trắng đục cùng một máy trộn bê tông loại nhỏ được cắm điện sẵn bên cạnh.

Ngoài ra, cơ sở này cũng đang phân loại hàng chục kg cuống bò, tim bò, lòng bò ngay trên nền nhà cùng dụng cụ cáu bẩn; nhiều chân bò chưa cạo sạch lông nằm ngổn ngang trên nền nhà dơ bẩn. Trong tủ đông, nhiều kg phổi, gan bò chảy dịch, bốc mùi hôi.

Chủ hộ kinh doanh cá thể Nguyễn Thị Xuân cho biết, kinh doanh phụ phẩm bò đã vài năm, nguồn hàng lấy từ lò mổ tại huyện Gò Dầu (Tây Ninh).

Có mặt tại thời điểm kiểm tra, bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết, việc hộ kinh doanh này hoạt động đã nhiều năm mà không bị phát hiện hay xử lý cho thấy cơ quan chức năng địa phương chưa giám sát chặt hoạt động thu mua và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

09-24-29_long_bo_hoi_thoi_khong_ro_nguon_goc_ti_q12
Lực lượng kiểm tra đã kiểm tra đột xuất cơ sở kinh doanh phụ phẩm bò tại Q. 12 và phát hiện nhiều sai phạm

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm