| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Tất cả bệnh viện sẵn sàng tiếp nhận điều trị F0

Thứ Năm 02/12/2021 , 19:25 (GMT+7)

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện phân bổ nguồn nhân lực hợp lý tham gia chăm sóc, điều trị F0, tuyệt đối không đùn đẩy, từ chối tiếp nhận người bệnh.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến hồi sức Covid-19. Ảnh: Luynh Biển.

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến hồi sức Covid-19. Ảnh: Luynh Biển.

Ngày 2/12, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn về việc yêu cầu tất cả các bệnh viện sẵn sàng thu dung, tiếp nhận điều trị người bệnh Covid-19 thích ứng với tình hình mới.

Quyết định này được đưa ra trước bối cảnh số ca mắc mới, số ca nhập viện và số ca tử vong vẫn còn gia tăng trên trên địa bàn TP.HCM, cùng với tình hình dịch bệnh tại các tỉnh thành khu vực phía Nam còn diễn biến phức tạp, cũng như việc xuất hiện biển chủng mới Omicron trên thế giới.

Do đó, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu tất cả các bệnh viện tổ chức phân luồng, sàng lọc các trường hợp nghi nhiễm, phát hiện ca bệnh, quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo.

Ngoài ra, các bệnh viện cần rà soát, tái cấu trúc và chức năng bệnh viện cho phù hợp với yêu cầu thu dung, điều trị Covid-19 và các bệnh lý thông thường khác. Cụ thể, củng cố, chuyển đổi cách ly thành đơn vị Covid-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người mắc Covid-19 (đảm bảo giường bệnh có oxy, thuốc, trang thiết bị y tế...), đảm bảo mỗi đơn vị có số giường tối thiểu bằng 10% tổng số giường của cả bệnh viện, khuyến khích các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm và bệnh viện đa khoa hạng 1 thành lập khoa Covid-19.

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi, Nhiễm và bệnh viện đa khoa hạng 1 hình thành đơn vị Hồi sức Covid-19 trực thuộc khoa Hồi sức tích cực chống độc để sẵn sàng tiếp nhận điều trị người bệnh nặng, nguy kịch khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện hoặc do tuyến dưới chuyển đến; khuyến khích các bệnh viện thành lập khoa Hồi sức Covid-19.

Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện tăng cường phối hợp và sẵn sàng tiếp nhận người bệnh khi nhận được yêu cầu chuyển viện của các bệnh viện điều trị Covid-19.

Khi tiếp nhận điều trị người bệnh từ các bệnh viện điều trị Covid-19 chuyển đến, yêu cầu bố trí buồng bệnh riêng biệt tại các khoa lâm sàng sẵn sàng tiếp nhận người bệnh cần được điều trị tiếp các bệnh lý sau khi đã có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính; duy trì buồng cách ly tạm tại các khoa lâm sàng dành cho các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19. 

Việc tiếp nhận người bệnh đã qua giai đoạn mắc Covid-19 nhưng cần được chăm sóc và điều trị các bệnh nền hoặc phục hồi chức năng sau mắc Covid-19 là trách nhiệm của các bệnh viện.

TP.HCM cũng duy trì các bệnh viện chuyển đổi công năng và bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị Covid-19. Trong đó, các bệnh viện đã chuyển đổi công năng toàn bộ để điều trị Covid-19 bao gồm BV Bệnh Nhiệt đới, Trưng Vương, An Bình, huyện Củ Chi có nhiệm vụ thu dung, điều trị Covid-19 cho người mắc COVID-19 với tổng quy mô khoảng 4.300 giường.

Các bệnh viện đã tách đôi (có khối nhà riêng biệt, có cổng và lối đi riêng) thực hiện nhiệm vụ thu dung điều trị Covid-19 bao gồm Bệnh viện Quân Dân y Miền Đông, Phạm Ngọc Thạch, Từ Dũ, Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương, Nhi đồng Thành phố.

Bên cạnh đó, TP.HCM tiếp tục duy trì các bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 gồm 13 bệnh viện dã chiến: Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 số 3, số 5, số 6, số 8, số 10, số 12, số 13, số 14, số 16, 5C, Phước Lộc, Công an Thành phố, Dã chiến điều trị Covid-19 Củ Chi. Tổng quy mô giường bệnh và 13 bệnh viện dã chiến Thành phố này khoảng 22.000 giường.

Người bệnh cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 6. Ảnh: N.T.

Người bệnh cách ly điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 6. Ảnh: N.T.

Ngoài ra, TP.HCM có 16 bệnh viện dã chiến cấp quận, huyện, thành phố Thủ Đức với quy mô khoảng 8.000 giường, 65 cơ sở thu dung điều trị Covid-19 với quy mô khoảng 9.000 giường.

Đối với việc điều trị ở tầng 3, có tổng số giường là 2.300 gồm các bệnh viện tuyến cuối thu dung điều trị Covid-19 như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Nhân dân Gia định, Nhân dân 115), Bệnh viện Quân Y 175 (Bộ Quốc phòng), Bệnh viện Dã chiến Điều trị Covid-19 Phước Lộc (Bộ Công an); Các bệnh viện Trung ương được Bộ Y tế phân công tham gia hỗ trợ chuyên môn hồi sức tích cực Covid-19 trên địa bàn TP.HCM gồm Bệnh viện Chợ Rẫy, Thống Nhất, Đại học Y Dược TP.HCM, Trung ương Huế.

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện sẵn sàng cử bác sĩ, điều dưỡng luân phiên đến các bệnh viện dã chiến trị Covid-19, trạm y tế lưu động theo kế hoạch phân công.

Tính đến 11 giờ ngày 2/12, TP.HCM ghi nhận 1.738 ca nhiễm mới. Số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 1.249 người. Tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 13.956 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 5.666 người. Số ca đang cách ly, điều trị tại nhà là 66.364 người. Như vậy hiện đang có tổng cộng 85.986 bệnh nhân đang được điều trị, cách ly.

Số ca nặng có hỗ trợ hô hấp là 3.089 người, trong đó số ca đang thở máy xâm lấn là 374 người. Số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 534 người. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 136 người. Số trường hợp xuất viện trong ngày là 1.070 người.

Số ca tử vong trong ngày là 80 người trong đó, 9 trường hợp chuyển viện từ các tỉnh thành khác. Trong 62 ca tử vong thì có 86% kèm bệnh nền, 87,5% có độ tuổi từ 50 trở lên.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm