| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển thành phố thông minh

Thứ Tư 20/03/2019 , 14:27 (GMT+7)

Ngày 20/3, UBND TP.HCM và Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM phối hợp tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM giai đoạn 2019 – 2025”.

Hội thảo “Nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP.HCM giai đoạn 2019 – 2025”

Đây là hội thảo đầu tiên trong chuỗi 3 hội thảo dự kiến sẽ tổ chức năm 2019 trong khuôn khổ Đề án “Xây dựng hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2019 – 2025”. Đề án này sẽ hỗ trợ quan trọng để thực hiện thành công Đề án "Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến năm 2025" và Đề án Xây dựng khu đô thị sáng tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, những năm gần đây, cuộc cách mạng 4.0 đã lan tỏa và tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu toàn cầu, 12 lĩnh vực cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ đem lại giá trị kinh tế thế giới 33.000 tỉ USD từ nay đến năm 2025. Trí tuệ nhân tạo đang phát triển đến ngưỡng có độ ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Trong đó, năm 2016 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.

Tuy nhiên, ông Phong cũng nhìn nhận việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất và đời sống của thành phố còn khá chậm, thành phố đang ở vị trí phía sau về nghiên cứu, đào tạo so với các đô thị trên thế giới; thành phố thiếu chuyên gia, nhà khoa học, cho đến nhà hoạch định chính sách về trí tuệ nhân tạo; môi trường kinh doanh chưa thực sự tốt; sự tiếp cận nguồn nhân lực và cơ hội của người dân chưa thực sự bình đẳng. Đặc biệt, sự gắn kết, tương tác của cuộc cách mạng công nghệ 4.0: nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính còn lỏng lẻo. Đây là những điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn thành phố.

“Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội vàng để thành phố nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Do đó từ năm 2017, thành phố đã tích hợp một số lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh, điều này được kì vọng như một hạt nhân để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên địa bàn là nền tảng để thành phố triển khai thành công Đề án đô thị thông minh trên toàn địa bàn. Để phát triển trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng đô thị thông minh thành phố sẽ chủ động nghiên cứu, đề xuất các cơ quan Trung ương ban hành các cơ chế chính sách vượt trội so với quy định hiện nay, để việc nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo thuận lợi nhất cả về phát lý lẫn triển khai thực thi, đồng thời thành phố cũng sẽ tạo mọi điều kiện để các dự án khởi nghiệp nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có môi trường làm việc tốt nhất để khi doanh nghiệp đầu tư tại thành phố”, ông Phong nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia về công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà khoa học trong và người nước đã đưa ra ý kiến và những biện pháp phát triển phong trào khởi nghiệp trong nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.