Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 9/4/2025 16:23 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

TP.HCM và tỉnh Bình Dương lập đường dây nóng giám sát nước thải kênh Ba Bò

Thứ Bảy 23/02/2019 , 16:13 (GMT+7)

Ngày 23/2, thông tin từ UBND TP.HCM cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi tỉnh Bình Dương về tăng cường phối hợp kiểm soát và xử lý triệt để ô nhiễm kênh Ba Bò.

Nước kênh Ba Bò bị ô nhiễm đen xì, bốc mùi hôi thối nồng nặc
 

Theo UBND TP.HCM, việc phối hợp giám sát, kiểm tra, xử lý và chia sẻ thông tin kết quả quan trắc giữa TPHCM và tỉnh Bình Dương thông qua việc triển khai thực hiện kế hoạch liên tỉnh đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu và cải thiện tình hình ô nhiễm trên tuyến kênh Ba Bò.

UBND TP.HCM đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai kế hoạch liên tỉnh đã được ký kết giữa hai tỉnh thành. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư 2 Khu công nghiệp (KCN) Sóng Thần 1 và 2 khẩn trương thiết kế, xây dựng 2 tuyến thoát nước độc lập mới cho từng KCN.

Cùng với đó, thiết lập đường dây nóng giữa hai tỉnh, thành nhằm kịp thời giám sát đột xuất, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn vào kênh Ba Bò.

Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của các khu dân cư dọc tuyến kênh Ba Bò về Nhà máy xử lý nước thải đô thị để xử lý. Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở, tổ chức bên ngoài KCN phải có giải pháp xử lý đạt yêu cầu, phù hợp trước khi xả thải vào kênh Ba Bò.

Kênh Ba Bò chảy qua phường Liên Chiểu, quận Thủ Đức TP.HCM và phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, Bình Dương thường xuyên bị ô nhiễm bốc mùi hôi nồng nặc, thậm chí còn nổi bọt trắng xóa, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân. Tình trạng ô nhiễm kênh Ba Bò đã kéo dài hơn 10 năm và hiện cơ quan chức năng của TP.HCM và Bình Dương đang thực hiện nhiều biên pháp để xử lý.

Được biết tới nay, tổng kinh phí để nâng cấp và xây dựng các hệ thống xử lý nước thải vào kênh Ba Bò đã lên tới con số 1.000 tỷ đồng, tính cả chi phí mà các doanh nghiệp, chủ đầu tư các KCN xây dựng nhà máy xử lý nước thải.

Trước đó, ngày 6/10/2017, UBND TP.HCM, Bình Dương, chủ đầu tư các khu công nghiệp đã có buổi gặp bàn hướng giải quyết ô nhiễm trên kênh Ba Bò. Các bên đã thẳng thắn “mổ xẻ” nguyên nhân tại sao ô nhiễm tại kênh Ba Bò vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Theo đó, nguồn thải gây ô nhiễm kênh Ba Bò là do tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hoá khu vực này rất cao, hạ tầng xử lý môi trường chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nguồn xả thải vào kênh Bà Bò rất phức tạp, gồm các KCN, các doanh nghiệp ngoài KCN, nguồn  nước thải sinh hoạt của cư dân Bình Dương, TP.HCM..

Xem thêm
Giống vịt Huba siêu đẻ, siêu thịt

Giống vịt Huba được đánh giá cao nhờ năng suất trứng vượt trội, tốc độ tăng trưởng nhanh và thịt thơm ngon, kỳ vọng là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi gia cầm.

Tiêu hủy hàng nghìn con vịt dương tính virus cúm gia cầm

Hopn 3.400 con vịt bơ lai (vịt supe lai vịt bầu) 46 ngày tuổi dương tính virus cúm gia cầm A/H5N1 được lực lượng chức năng tại Quảng Trị tiêu hủy.

Người bạo gan đưa cây mắc ca lên vùng đất cằn Quan Hóa

THANH HÓA Mạnh dạn chặt bỏ cây luồng để trồng thử nghiệm cây mắc ca, ông Hà Văn Thính đã thành công với cây trồng này ở vùng đất khô cằn huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Ngành thủy sản cần bình tĩnh, chủ động tối ưu chuỗi giá trị

Người dân, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần tránh tâm lý lo sợ dẫn đến tình trạng thu hoạch ồ ạt thủy sản nuôi hoặc hạn chế sản xuất, xuống giống...

Cơn mưa dập tắt đám cháy rừng trên núi

Sơn La Vụ cháy xảy ra chiều 5/4, ở khu vực núi cao, dốc đứng, địa hình hiểm trở, nhiều đá lăn nên việc tiếp cận hiện trường, chữa cháy gặp rất nhiều khó khăn.