| Hotline: 0983.970.780

Trạm đo mưa tự động giúp giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

Thứ Bảy 14/11/2020 , 14:46 (GMT+7)

Các trạm đo mưa tự động cảnh báo sớm tình hình mưa lũ đã giúp cho ngành chức năng, chính quyền địa phương và người dân chủ động ứng phó giúp giảm nhẹ thiên tai.

Trạm đo mưa tự động ngày càng… mọc dày

Việt Nam là 1 trong những quốc gia chịu nhiều tác động của thiên tai do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Những năm gần đây, mưa lũ ngày càng gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất, gây nhiều tổn thất về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân.

Lắp đặt trạm đo mưa tự động tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Ảnh: V.Đ.T.

Lắp đặt trạm đo mưa tự động tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Ảnh: V.Đ.T.

Ví như từ đầu tháng 10/2020 đến nay, bão lũ xảy ra liên tục, bão chồng bão, lũ chồng lũ vùi dập các tỉnh miền Trung, gây thiệt hại nghiêm trọng về người, mất mát về tài sản thì vô kể.

Theo khảo sát của Quỹ cộng đồng Phòng tránh thiên tai, công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do thiếu trạm đo mưa.

Từ thực tế trên, năm 2016, Quỹ công đồng Phòng tránh thiên tai miền Trung trước đây đã cùng với Cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) vận động doanh nghiệp tài trợ, lắp đặt 20 trạm đo mưa tự độngcảnh báo mưa lũ ở cộng đồng tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Quảng Bình, Nghệ An và Quảng Nam.

Từ hiệu quả của 20 trạm đo mưa tự động ban đầu, việc hỗ trợ lắp đặt trạm đo mưa tự động tại các tỉnh miền Trung cũng như trên địa bàn cả nước trở thành hoạt động thường xuyên của Quỹ cộng đồng Phòng tránh thiên tai (QPT) sau này, đặc biệt là từ khi có sự tài trợ lớn của Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup.

Trong 5 năm gần đây, QPT đã vận động tài trợ được gần 15,9 tỷ đồng để hỗ trợ các địa phương lắp đặt 412 trạm đo mưa tự động. Nhờ vậy, có trên 2,3 triệu người dân của 411 xã ở 31 tỉnh, thành trên cả nước được hưởng lợi từ các trạm đo mưa nói trên; trong đó, miền Bắc có 16 tỉnh, miền Trung 11 tỉnh và Tây Nguyên 4 tỉnh.

Đến nay, số lượng trạm đo mưa tự động do QPT hỗ trợ lắp đặt chiếm gần 50% số lượng trạm đo mưa chuyên dùng phòng chống thiên tai trên cả nước.

Nhiều hiệu quả thiết thực

Trước đây, khi chưa có các trạm đo mưa tự động trong cộng đồng do QPT lắp đặt, người dân chỉ nhận được thông tin lượng mưa qua đài phát thanh, truyền hình vào những khung giờ nhất định trong ngày.

Thông tin lượng mưa được nhận cũng chung chung, không chi tiết từng khu vực. Khi các trạm đo mưa được lắp đặt tại các xã, người dân, nhất là cán bộ thôn, xã chủ động theo dõi lượng mưa theo thời gian thực, cũng như nhận tin báo cảnh báo mưa lớn vượt ngưỡng tại khu vực qua điện thoại thông minh. Sau đó cán bộ xã chia sẻ thông tin mưa lũ qua các mạng xã hội đến tận từng người dân.

Trạm đo mưa tự động còn góp phần không nhỏ vào công tác chỉ đạo, ứng phó với mưa lũ của chính quyền, cơ quan phòng chống thiên tai các cấp và công tác dự báo của ngành khí tượng thủy văn.

Trạm đo mưa tự động của lưu vực hồ Định Bình (Bình Định) đặt tại xã Sơn Lang (Gia Lai). Ảnh: V.Đ.T

Trạm đo mưa tự động của lưu vực hồ Định Bình (Bình Định) đặt tại xã Sơn Lang (Gia Lai). Ảnh: V.Đ.T

Trước đây, khi chưa có các trạm đo mưa tự động, để có thông tin về lượng mưa, các địa phương hoàn toàn dựa vào số liệu được cung cấp từ các đài khí tượng thủy văn các tỉnh và khu vực.

Trong khi đó, mỗi tỉnh chỉ có từ 7 đến 10 trạm đo mưa và cung cấp số liệu theo khung giờ quy định, nên chính quyền và cơ quan phòng chống thiên tai ở các địa phương không có đầy đủ thông tin; do vậy không chủ động và có biện pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt là trong bối cảnh mưa lớn cực đoan, cục bộ như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, trong những năm vừa qua diễn biến của thời tiết rất dị thường. Phương châm chỉ đạo trong phòng chống thiên tai của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai là thực hiện “4 tại chỗ”.

Một trong “4 tại chỗ” là công tác dự báo, cảnh báo sớm diễn biến của mưa lũ là hết sức quan trọng. Do đó, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai có chương trình phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng.

“Sự hỗ trợ lắp đặt các trạm đo mưa tự động của QPT là điển hình trong chương trình phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng. Đây là việc làm hết sức ý nghĩa, nhất là các trạm đo mưa tự động đã phủ khá kín tại các địa phương và đã mang lại hiệu quả trông thấy”, ông Tiến khẳng định.

Trạm đo mưa dùng nguồn điện năng lượng mặt trời tại hồ thủy lợi Hòa Mỹ (Thừa Thiên-Huế ). Ảnh: V.Đ.T

Trạm đo mưa dùng nguồn điện năng lượng mặt trời tại hồ thủy lợi Hòa Mỹ (Thừa Thiên-Huế ). Ảnh: V.Đ.T

Theo ông Văn Phú Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật tài nguyên nước, về trạm đo mưa tự động thì trên thế giới và Việt Nam phát triển cách đây đã khá lâu, nhưng rất khó phủ kín, bởi các địa phương còn ngại sử dụng trạm đo mưa tự động.

Bởi, thiết bị được nhập từ nước ngoài về, chất lượng thì không phải bàn cãi, nhưng qua thời gian sử dụng trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt dễ dẫn đến hư hỏng linh kiện, khi đã hỏng là không sửa được, trạm sẽ dừng hoạt động.

“Trước thực tế này, chúng tôi phát triển hệ thống đo mưa với thương hiệu là Vrain có giá thành phù hợp và thích ứng điều kiện thực tế, nhất là làm chủ được công nghệ.

Nhờ đó, trong vòng 5 năm chúng tôi đã phát triển được 1.200 trạm trên cả nước, trong đó có 412 trạm cung cấp cho QPT. Tốc độ phát triển nhanh như vậy là nhờ chúng tôi kiểm soát được chất lượng và vận hành ổn định, giá thành hợp lý. Chúng tôi có đội ngũ cán bộ trực 24/7 để xử lý ngay khi có sự cố và có chế độ bảo hành tốt.

Vừa rồi, trạm đo mưa tự động của chúng tôi được Thủ tướng Chính phủ biểu dương tại hội nghị phòng chống thiên tai toàn quốc và được trao giải nhất sáng tạo công nghệ quốc gia năm 2019”, ông Văn Phú Chính cho biết.

“Trạm đo mưa tự động do QPT hỗ trợ lắp đặt tại các địa phương từ năm 2016 đến nay đều hoạt động ổn định, phục vụ hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo mưa lũ; cũng như kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống lũ lụt của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, đặc biệt là những đợt mưa lũ xảy ra vào đầu tháng 10/2020”, ông Phan Diễn, Chủ tịch Quỹ cộng đồng Phòng tránh thiên tai .

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm