| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả dự án hỗ trợ phát triển trạm đo mưa tự động ở cộng đồng

Thứ Tư 11/11/2020 , 15:08 (GMT+7)

Dự án hỗ trợ phát triển trạm đo mưa tự động cảnh báo mưa lũ ở cộng đồng do Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai triển khai đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 11/11, tại Bình Định, Quỹ cộng đồng phòng tránh thiên tai (QPT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 5 năm thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển trạm đo mưa tự động cảnh báo mưa lũ ở cộng đồng.

Tham gia hội nghị có ông Phan Diễn, Chủ tịch QPT; ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai; ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cùng đại biểu nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Trạm đo mưa dùng nguồn điện năng lượng mặt trời tại Hồ thủy lợi Hòa Mỹ, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trạm đo mưa dùng nguồn điện năng lượng mặt trời tại Hồ thủy lợi Hòa Mỹ, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tại hội nghị, ông Phan Diễn, cho biết từ năm 2009 đến nay, QPT đã vận động tài trợ được khoảng gần 400 tỷ đồng.

Từ khoản tiền nói trên, QPT đã hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng 105 công trình cộng đồng phòng tránh thiên tai gồm: 48 trường tiểu học, 23 trường mầm non, 20 trạm y tế và 14 nhà văn hóa xã. Đây là những công trình 2 tầng, vững chắc, xây dựng ở các vùng thường hay xảy ra bão, lũ; lúc bình thường thì phục vụ cho các hoạt động dân sinh, khi có thiên tai thì là nơi để bà con quanh vùng đến tạm trú, lánh nạn.

Phối hợp với Hội Phụ nữ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Hậu Giang  hỗ trợ cho phụ nữ nghèo vay vốn ưu đãi phát triển sinh kế và xây dựng công trình phòng tránh thiên tai tại gia đình với tổng kinh phí hơn 6 tỷ đồng.

Trồng 109ha rừng ngập mặn phòng hộ bảo vệ đê biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Tổ chức 85 đội xung kích cứu hộ cứu nạn cấp thôn, xã; mỗi đội có 25-30 đội viên được trang bị 2 thuyền cứu hộ, 4 loa cầm tay, 10 phao tròn và 30 áo phao cứu sinh. Năm 2017, QPT trang bị thêm 100 thuyền cho lực lượng dân quân cơ động ở 5 tỉnh.

Tổ chức 17 lớp tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng phòng tránh thiên tai  cứu hộ cứu nạn cho hơn 600 học viên. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm ngập lụt đến cộng đồng dân cư vùng hạ du sông Kôn, Hà Thanh (Bình Định). Hỗ trợ xây dựng 7 dự án, công trình dẫn nước, trữ nước sinh hoạt ở các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre và Ninh Thuận nhằm khắc phục khó khăn về nguồn nước sinh hoạt do bị hạn hán và nhiễm mặn cho người dân.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói về hiệu quả của trạm đo mưa tự động.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nói về hiệu quả của trạm đo mưa tự động.

Xây dựng 71 bể bơi và nhà vòm bảo vệ ở những vùng thường xuyên bị lũ nhằm tạo điều kiện cho nhà trường tổ chức dạy bơi cho các học sinh, góp phần giảm bớt những tai nạn đuối nước.

Đặc biệt, trong 5 năm qua QPT đã lắp đặt 412 trạm đo mưa tự động phục vụ công tác cảnh báo lũ sớm, có trên 2,3 triệu người dân của 411 xã ở 31 tỉnh, thành trên cả nước được hưởng lợi từ các trạm đo mưa nói trên; trong đó, miền Bắc có 16 tỉnh, miền Trung 11 tỉnh và Tây Nguyên 4 tỉnh.

Đến nay, số lượng trạm đo mưa tự động do QPT hỗ trợ lắp đặt chiếm khoảng 40% số lượng trạm đo mưa chuyên dùng phòng chống thiên tai trên cả nước.

Lắp đặt trạm đo mưa tự động.

Lắp đặt trạm đo mưa tự động.

Phát biểu tại hội nghị, bà Lê Thị Thúc, Giám đốc QPT cho biết: Qua 5 năm thực hiện dự án hỗ trợ lắp đặt trạm đo mưa tự động chuyên dùng cảnh báo mưa lũ ở cộng đồng đã mang lại hiệu quả rõ rệt; đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân, cộng đồng và các cơ quan, chính quyền ở trung ương và địa phương trong công tác phòng chống, giảm nhẹ rủi ro do thiên tai gây ra.

“Đạt được kết quả nói trên, trước hết là nhờ sự đồng hành, chia sẻ và quan tâm rất lớn vì cộng đồng của các nhà tài trợ, đặc biệt là Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential cùng sự phối hợp có hiệu quả của các địa phương, sự chỉ đạo sâu sát của Hội đồng Quản lý QPT”, bà Thúc nói.

Tại hội nghị, QPT nghiệm thu, bàn giao 110 trạm đo mưa tự động cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất