| Hotline: 0983.970.780

Tránh những sai lầm khi thưởng thức trái cây

Thứ Bảy 11/06/2022 , 15:13 (GMT+7)

Trái cây rất tốt cho sức khỏe, được ví là “kho” chứa vitamin. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các ích lợi, cần ăn trái cây đúng cách, khoa học, tránh những sai lầm.

Chỉ cần ăn trái cây là có một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo?

Trái cây cần ăn đúng cách, khoa học. Ảnh minh họa

Trái cây cần ăn đúng cách, khoa học. Ảnh minh họa

Mặc dù trái cây có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, nhưng ngoài những loại vi chất đó thì cơ thể còn cần calo, chất béo, đạm, tinh bột… để chuyển hóa thành năng lượng, duy trì hoạt động sống. Nếu chỉ bổ sung đơn thuần trái cây vào chế độ ăn uống thì cơ thể sẽ bị thiếu hụt năng lượng, vì trong trái cây chỉ có đường đơn nên năng lượng được sinh ra sẽ rất ít và cũng được cơ thể hấp thụ rất nhanh.

Trái cây chỉ nên được coi là thực phẩm bổ sung, hỗ trợ trong chế độ ăn uống thay vì coi chúng như là thực phẩm chính trong thực đơn.

Tráng miệng bằng trái cây tốt và sạch răng?

Đây là thói quen của rất nhiều người, nhưng nếu xét dưới góc độ y học thì đó là thói quen gây hại cho sức khỏe. Ăn trái cây sau khi dùng bữa ăn chính sẽ gây rối loạn chức năng tiêu hóa, có thể gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, ợ nóng. Hơn nữa, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ tăng, đường huyết tăng cao và nhanh, không có lợi cho sức khoẻ, nhất là người bị đái tháo đường.

Thời điểm lý tưởng nhất để ăn trái cây là trước bữa ăn khoảng 1 giờ trở nên. Tuy nhiên, theo những chuyên gia sức khỏe, có một số loại trái cây nằm trong “danh mục cấm” không nên ăn trước bữa ăn, vì nó không những khiến cho cơn đói trở nên tồi tệ hơn mà còn gây những hệ lụy như tổn thương dạ dày, trướng bụng, cản trợ hoạt động của bộ máy tiêu hóa như (chuối, hồng, mía, vải, sơn trà…). Với những loại này, bạn có thể lựa chọn những thời điểm lý tưởng khác để thưởng thức như ăn ở bữa phụ hay sau bữa ăn khoảng 2 tiếng…

Không nên lạm dụng nước trái cây mà nên ăn trái cây tươi sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Ảnh minh họa

Không nên lạm dụng nước trái cây mà nên ăn trái cây tươi sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. Ảnh minh họa

Uống nước ép trái cây cũng giống như ăn trái cây?

Uống một ly nước ép trái cây mát lạnh, thơm ngon đúng là tiện lợi hơn khi phải dành thời gian để ăn những miếng trái cây. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt giữa nước ép trái cây và việc ăn trái cây trực tiếp.

Ăn trái cây khi chưa qua chế biến giúp bảo toàn tối đa lượng vitamin và khoáng chất sẵn có. Hơn nữa, cơ thể còn được bổ sung một lượng chất xơ chất xơ rất có lợi cho tiêu hoá. Chất xơ một phần được hấp thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hoá sẽ giúp đẩy ra khỏi cơ thể những chất thải bẩn và độc hại, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột. Chất xơ còn có khả năng quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hoá, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch. Người đái tháo đường ăn trái cây thì nên ăn nguyên xác, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết.

Còn nước ép trái cây có rất ít hoặc thậm chí là không có những “điểm cộng” ấy. Chưa kể, những loại nước ép trái cây đóng lon, chế biến sẵn, được bảo quản bằng chất bảo quản hoặc thêm một lượng đường lớn không có lợi cho sức khỏe.

Vì vậy, chúng ta không nên lạm dụng nước trái cây mà nên ăn trái cây tươi sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.

Giảm cân nhờ hoàn toàn vào trái cây?

Giảm cân nghĩa là cắt giảm hàm lượng chất béo, đạm, calo trong chế độ ăn, uống. Trong chế độ ăn, uống giảm cân, vai trò của trái cây và rau xanh là rất quan trọng, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ ăn hoàn toàn trái cây và rau xanh. Bởi vì, cơ thể luôn cần một lượng năng lượng nhất định để duy trì hoạt động sống, trong khi đó, trái cây có rất ít hoặc không có khả năng sinh ra năng lượng. Nếu trong chế độ giảm cân, bạn chỉ ăn các loại trái cây và rau xanh thì trước khi đạt được hiệu quả giảm cân, bạn sẽ phải đối mặt với những hệ lụy sức khỏe như: hạ đường huyết, thiếu chất, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, bạn chỉ nên xem trái cây là một dạng “công cụ” hỗ trợ thay vì giảm cân nhờ hoàn toàn vào chúng.

Trái cây rất tốt nên có thể ăn no bất cứ lúc nào?

Đừng bao giờ nên lấp đầy chiếc bụng rỗng bằng trái cây, vì bạn sẽ là “nạn nhân” của chứng cồn ruột, sâu răng, đau dạ dày… Một số loại trái cây tuyệt đối không nên ăn no đó là:

Mận: Khi ăn quá nhiều sẽ dễ gây hại cho hệ tiêu hóa vì nó có tính chua, gây sâu răng.

Quýt: Có chứa nhiều axít clohydric nên sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hóa bình thường.

Hồng: Ăn nhiều dễ gây tắc đường tiêu hóa.

Chuối tiêu: Khi ăn nhiều dễ gây ức chế mạch máu.

Ngoài ra, những người mắc bệnh động mạch vành, cao huyết áp và tim mạch thì đặc biệt không nên ăn trái cây quá nhiều.

Nên ăn trái cây khi còn tươi và khi nào ăn mới gọt vỏ và cắt miếng. Ảnh minh họa

Nên ăn trái cây khi còn tươi và khi nào ăn mới gọt vỏ và cắt miếng. Ảnh minh họa

Có nên cắt miếng sẵn và tích trữ nhiều trái cây trong tủ lạnh?

Tích trữ trái cây trong tủ lạnh mang lại tiện ích vì có thể thưởng thức trái cây bất cứ khi nào bạn muốn. Tuy nhiên, trái cây để lâu trong tủ lạnh sẽ khiến lượng vitamin bị thất thoát, làm giảm tác dụng. Các loại vitamin bổ dưỡng trong trái cây như vitamin C, folate… có thể bị mất dần dưới tác dụng của ánh sáng, không khí, nhiệt độ… Quá trình mất chất này càng tăng nhanh hơn nếu vỏ ngoài của trái cây bị phá vỡ hoặc bề mặt tiếp xúc không khí của trái cây tăng lên khi cắt nhỏ. Hơn thế nữa, quá trình oxy hóa còn khiến trái cây dễ bị nhiễm khuẩn.

Vì vậy, không nên mua quá nhiều trái cây tích trữ trong tủ lạnh. Tốt nhất, nên ăn trái cây khi còn tươi và khi nào ăn mới gọt vỏ và cắt miếng.

Nên ăn trái cây vừa chín tới hay chọn loại đã chín muồi? Đa số các loại trái cây sẽ đạt được hương vị ngon nhất khi chín muồi (nhưng chưa chín rục), nhất là những loại có mủ như măng cụt, mãng cầu, mít, sầu riêng… Tuy nhiên, nếu trái cây đã chín rục, thâm đen hay lên men rượu rồi thì thành phần chất dinh dưỡng có thể đã thay đổi, chỉ nên ăn khi màu, mùi, vị còn tốt. Trái cây úng, thối, vị đắng… không nên dùng. Người đái tháo đường chỉ nên ăn chuối còn hơi sống, xoài còn hơi xanh… để hạn chế tăng đường huyết.

Lưu ý: Khi ăn trái cây, bạn nên ăn đa dạng các loại để bổ sung cho cơ đa dạng những loại vitamin và khoáng chất, không nên dập khuân, chỉ ăn những loại trái cây thuộc sở thích của mình.

Xem thêm
Sàng lọc ung thư thực quản bằng bọt biển

Trong vòng 3 năm tới, những người bị ợ nóng sẽ được xét nghiệm lâm sàng ung thư thực quản thông qua một xét nghiệm kéo dài khoảng 10 phút.

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, với tỷ lệ tử vong cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

Gợi ý những món canh giàu dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng có vai trò và tác động rất lớn đối với sức khỏe của người bị tiểu đường.

9 tác dụng bất ngờ của trà gừng đối với sức khỏe

Trà gừng là thức uống quen thuộc trong đời sống, đặc biệt được nữ giới ưa chuộng. Không chỉ giúp làm ấm cơ thể, trà gừng còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.