| Hotline: 0983.970.780

Trị bệnh nấm trên khoai lang bằng công nghệ sinh học

Thứ Sáu 06/09/2019 , 08:53 (GMT+7)

Chế phẩm hệ vi sinh trị nấm (thành phần gồm: Trichoderma viride, Bacillus sp, Streptomyces murinus...) có công dụng ngăn chặn, ức chế sinh trưởng tế bào gây nấm bệnh, chống nhiễm nấm...

17-43-41_20190821_131141

Thời gian gần đây, vườn khoai lang giống của Công ty CP Chế biến thực phẩm tự nhiên Đà Lạt tại thôn Phú Trung, xã Phú Hội huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng xảy ra hiện tượng thối thân, có những vết thương màu đen chạy dọc theo dây, cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên bị vàng, diện tích bị nhiễm bệnh lên đến 9ha.

Ông Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Công ty cho rằng, hiện tượng dây chết trên cây khoai lang là do nấm Fusarium sp gây ra. Đây là loại bệnh khó kiểm soát, nhất là khi đã phát triển thành dịch.

“Chúng tôi đã sử dụng một số loại thuốc BVTV để chữa bệnh cho cây nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, sử dụng phương pháp này không khác gì con dao hai lưỡi vì không chỉ làm tăng giá đầu tư mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người nông dân, tạo ra sản phẩm không an toàn”, ông nói.

Được giới thiệu giải pháp phòng trị bệnh bằng công nghệ sinh học của Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, ông Anh đã thực hiện khảo nghiệm “Ứng dụng công nghệ sinh học xử lý bệnh trên cây khoai lang”.

Trước tình trạng bệnh của vườn khoai lang, các kỹ thuật viên của Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ đã sử dụng các loại chế phẩm để trị nấm, tiết chất kháng sinh ức chế sinh trưởng của nấm bệnh và bổ sung dinh dưỡng cho cây, làm tơi xốp, cải thiện độ phì nhiêu của đất, phá bỏ môi trường khu trú của vi khuẩn và các vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại...

Chị Nguyễn Thị Thùy, kỹ thuật viên của trung tâm cho biết: “Bệnh chết dây trên khoai lang là do nấm Fusarium sp gây ra. Nấm bệnh xâm nhập gây hại vào gốc dây khoai. Chúng gây ra những vết thương có màu đen chạy dọc theo dây, làm tắc các mạch dẫn, khiến cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây trở lên khó khăn. Cây sinh trưởng kém, các lá từ phía dưới trở lên có màu vàng, dây héo. Đọt lá có màu tím biểu hiện như hiện tượng thiếu lân, viền có màu huyết. Bệnh nặng làm cây chết vàng...”.

Cũng theo chị Thùy, để xử lý bệnh trên vườn, trung tâm đã sử dụng chế phẩm hệ vi sinh trị nấm (thành phần gồm: Trichoderma viride, Bacillus sp, Streptomyces murinus...) với công dụng ngăn chặn, ức chế sinh trưởng tế bào gây nấm bệnh, chống nhiễm nấm...

17-43-41_img_20190828_154534
 

Sau 1 tháng thực hiện việc khảo nghiệm, tình trạng hiện tượng bệnh trên cây khoai lang đã cơ bản được khắc phục, cây dần hồi phục và phát triển tốt, ông Nguyễn Văn Anh vui mừng nói: “ Tôi hoàn toàn bất ngờ về hiệu quả mang lại sau khi sử dụng chế phẩm sinh học. Vụ tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ sinh học xử lý đất trước khi trồng mới để có hiệu quả phòng trừ bệnh tốt hơn, giảm giá đầu tư...”.

Xem thêm
Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày

QUẢNG TRỊ Qua theo dõi, bò lai BBB nuôi theo hình thức thâm canh tăng trọng trung bình 0,9kg/con/ngày, tương ứng 27kg/con/tháng.

Quảng Bình khống chế được dịch tả lợn Châu Phi

Những ngày cận Tết, người chăn nuôi lợn tại Quảng Bình đỡ lo khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã được khống chế.

Vùng chè Hưng Khánh hồi sinh

Yên Bái Sau cơn bão chè bẩn giai đoạn 2010 - 2011 khiến nhiều nông dân lao đao, những năm gần đây vùng chè Hưng Khánh đang hồi sinh mạnh mẽ nhờ canh tác theo hướng hữu cơ.