| Hotline: 0983.970.780

Cúc Phương phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái

Thứ Năm 21/03/2024 , 13:37 (GMT+7)

Trong đề án phát triển du lịch sinh thái đến năm 2030, Vườn Quốc gia Cúc Phương xác định bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học vẫn là nhiệm vụ số một.

Hội nghị tham vấn đề án du lịch sinh thái được Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức sáng 21/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Hội nghị tham vấn đề án du lịch sinh thái được Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức sáng 21/3. Ảnh: Tùng Đinh.

Ngày 21/3 Vườn Quốc gia Cúc Phương tổ chức Hội nghị tham vấn đề án Du lịch sinh thái giai đoạn 2023 - 2030 và ra mắt bộ linh vật sử dụng trong giải chạy CPJP năm 2024.

Nhiệm vụ số một

Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam (thành lập ngày 7/7/1962), được xây dựng với chức năng, nhiệm vụ chính là bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học; tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và dịch vụ.

Trên cơ sở tiềm năng về đa dạng sinh học, cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hoá cộng đồng bản địa và các thành tựu trong nghiên cứu khoa học, cứu hộ bảo tồn, những năm qua Cúc Phương là đơn vị đi đầu và đã rất thành công trong việc tự tổ chức được "hệ sinh thái" du lịch với nhiều chương trình và sản phẩm, phát huy tốt giá trị của rừng.

Đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2023-2030 được xây dựng với quan điểm tiếp tục coi bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học là nhiệm vụ quan trọng số một của Vườn.

Lấy đó là trọng tâm để phát triển du lịch, hướng tới du lịch sinh thái bền vững, lồng ghép và nâng cao kiến thức, giáo dục trải nghiệm về thiên nhiên, đa dạng sinh học, động vật hoang dã và các loài đặc hữu của Vườn Quốc gia Cúc Phương tới du khách.

Ông Bùi Chính Nghĩa (giữa) Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) cùng lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương (phải) và Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (trái) chủ trì hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Bùi Chính Nghĩa (giữa) Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT) cùng lãnh đạo Vườn Quốc gia Cúc Phương (phải) và Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình (trái) chủ trì hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương, các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh phổ thông các cấp, các sản phẩm du lịch độc đáo hiện có cần được tổ chức và vận hành chu đáo và chuyên nghiệp hơn nữa.

Việc phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Cúc Phương phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, Chỉ thị số 08, ngày 23/2/2024 của Thủ tướng về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững; tích hợp công nghệ số 4.0 vào hoạt động tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn du khách; chú trọng phát triển theo hướng "mỗi du khách đến Vườn vừa phải có trách nhiệm với thiên nhiên, vừa đóng góp xã hội".

"Vườn cũng tạo lập được một hệ sinh thái du lịch bền vững hơn; tiếp tục hoàn thành mục tiêu đưa Cúc Phương trở thành Vườn quốc gia kiểu mẫu, là trường học lớn về thiên nhiên và định vị thương hiệu du lịch Việt Nam", Giám đốc Nguyễn Văn Chính nhấn mạnh thêm.

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn Quốc gia Cúc Phương phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh.

Không đánh đổi bằng mọi giá

Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ môi trường, sinh thái, Vườn cũng tập trung phát huy những giá trị văn hoá - lịch sử là tiềm năng của Vườn trong các hoạt động du lịch, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, trải nghiệm của du khách khi đến với Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Ban quản lý vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam xác định, phát triển du lịch là một trong những mục tiêu quan trọng nhưng không đánh đổi bằng mọi giá, coi phát triển du lịch là một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức, tình yêu với thiên nhiên.

Tập trung nâng cao chất lượng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ và chiều sâu cũng như hàm lượng và nội dung, thông điệp truyền tải về môi trường thông qua các hoạt động trải nghiệm, giáo dục, diễn giải môi trường một cách trực quan, sống động và thực tiễn.

Nhiều năm qua, đơn vị vẫn duy trì danh hiệu Vườn Quốc gia hàng đầu Châu Á, đồng thời phấn đấu đạt được các danh hiệu cao quý khác cả trong nước và quốc tế, thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ hơn nữa từ cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, cùng sự hợp tác, kết nối với các Vườn Quốc gia/Khu bảo tồn thiên thiên trong và ngoài nước, các đơn vị nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Vườn Quốc gia Cúc Phương có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng. Ảnh: Tùng Đinh.

Vườn Quốc gia Cúc Phương có hệ sinh thái động, thực vật đa dạng. Ảnh: Tùng Đinh.

Về mục tiêu và định hướng, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Cúc Phương nêu ra 2 vấn đề cụ thể. Thứ nhất là phát triển du lịch sinh thái theo hướng khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, văn hóa bản địa góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn, hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương và tạo ra những trải nghiệm tốt cho du khách.

Thứ hai, định hướng tổ chức không gian và cơ sở vật chất kỹ thuật cho du lịch sinh thái; định hướng phát triển du lịch sinh thái theo cung - cầu; định hướng tăng cường vị thế và hình ảnh của Vườn quốc gia Cúc Phương thông qua phát triển du lịch sinh thái.

Đề án tham vấn trong hội nghị này được xây dựng nhằm cụ thể hóa Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 29/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cụ thể hoá phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Cúc Phương giai đoạn 2021 – 2030.

Tọa đàm các nhà bảo tồn

Hưởng ứng Ngày Quốc tế về rừng 21/3/2024 với chủ đề "Rừng và đổi mới sáng tạo - giải pháp mới vì một thế giới tốt đẹp hơn". Trước khi Hội nghị tham vấn Đề án du lịch sinh thái, vào chiều 20/3/2024, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức buổi tọa đàm các nhà bảo tồn 2024.

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tham dự các sự kiện nhân dịp ngày Quốc tế về rừng 21/3 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tùng Đinh.

Nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn tham dự các sự kiện nhân dịp ngày Quốc tế về rừng 21/3 tại Vườn Quốc gia Cúc Phương. Ảnh: Tùng Đinh.

Tham gia tọa đàm có Ban Giám đốc, cán bộ chủ chốt của Vườn quốc gia Cúc Phương, lãnh đạo, các chuyên gia, nhân viên và người lao động của các tổ chức đang hợp tác trong công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Với mục đích tôn vinh các tập thể, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu hộ, bảo tồn và tăng cường sự giao lưu, tạo không khí vui vẻ, phấn khởi, đoàn kết, gắn bó hơn nữa giữa các tổ chức, cá nhân đang làm công tác bảo tồn tại Cúc Phương.

Cũng trong chiều 20/3/2024, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức hoạt động trồng cây hưởng ứng Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và hoạt động “Thêm xanh cho cánh rừng già” của Vườn.

Tham gia hoạt động trồng cây có ông Hà Công Tuấn, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ NN-PTNT, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế NN-PTNT; ông Bùi Chính Nghĩa, Cục trưởng Cục Kiểm lâm; ông Nguyễn Văn Chính, Giám đốc Vườn quốc gia Cúc Phương và gần 100 đại biểu.

Ra mắt bộ linh vật Cúc Phương Jungle Paths 2024

Tiếp nối thành công của mùa giải năm 2022, 2023 và được sự cho phép của Cục Kiểm lâm (Bộ NN-PTNT), Vườn quốc gia Cúc Phương tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Đường đua mới, tổ chức giải chạy Cúc Phương Jungle Paths năm 2024 với chủ đề "Chạy để bảo tồn".

Giải chạy trail Cúc Phương Jungle Paths 2024 sẽ tiếp tục được tổ chức vào 2 ngày mùng 6 và 7/4/2024 với 5 cự ly:10km, 25km, 42km, 70km và Coros 100km. Đặc biệt mùa giải năm 2024, với sự hỗ trợ của dự án VFBC tại Vườn do tổ chức USAID tài trợ.

Bên cạnh những trải nghiệm khám phá độc đáo, nhằm xây dựng giải chạy trở thành một sản phẩm du lịch sinh thái thường niên, ấn tượng nhằm lan tỏa thông điệp bảo tồn và phát triển bền vững, Vườn quốc gia Cúc Phương lựa chọn bộ linh vật sử dụng trong giải chạy là hình ảnh của 5 loài động vật hoang dã có phân bố tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương bao gồm: Rùa Sa nhân, Tê tê vàng, Sóc bụng đỏ Cúc Phương, Vọoc mông trắng và Báo gấm.

Mỗi loài động vật sẽ là biểu trưng, được sử dụng tại điểm xuất phát cho mỗi cung đường chạy.

Trong bộ linh vật, Sóc bụng đỏ là loài đặc hữu của Cúc Phương, Vọoc mông trắng là loài đặc hữu của Việt Nam, đây là hai loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IB và IIB, Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Với việc gắn bộ linh vật vào giải chạy, Cúc Phương Jungle Paths 2024 mong muốn sẽ lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên tới cộng đồng.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm