Chuyện nhà văn Tạ Duy Anh đãi trộm: [Kỳ 3] Nịnh trộm

Tạ Duy Anh - Thứ Sáu, 12/05/2023 , 06:33 (GMT+7)

Tết năm ấy, tôi mua quà cho đủ các nhà hàng xóm giáp ranh, trong đó có cả ông kẻ trộm kia... Giờ thì chúng tôi coi nhau còn hơn cả vàng.

Ơn trời đã cho tôi mua rẻ được miếng đất và năm 2002 quyết định xây nhà. Hồi ấy nơi tôi ở bây giờ chưa lên quận, vì thế mọi thứ còn “hoang vu” lắm. Vừa xây nhà, vừa vẫn phải lăn lộn kiếm tiền, vì thế tôi ít khi có mặt tại hiện trường. Tôi về quê nhờ một đứa em con bà cô ruột ra trông nom, quán xuyến giúp mọi việc, còn mình thì chỉ thi thoảng đảo qua xem tiến độ, điều chỉnh các chi tiết hoặc đề xuất với chủ xây dựng vấn đề gì đó, nghe chủ xây dựng yêu cầu gì đó. Rồi lại biến mất.

Một buổi sáng tôi ghé qua từ rất sớm. Tôi bận họp cơ quan nhưng lại muốn kiểm tra xem công việc chuẩn bị cho việc đổ mái vào hôm sau có đúng như tôi yêu cầu. Vừa nhìn thấy tôi ló mặt vào, chú em kỹ tính và nhớ rất dai bất cứ thứ gì lọt vào đầu, mặt đầy nghiêm trọng, kéo tôi ra một chỗ kín, bảo với tôi:

- Đêm qua lão già bên kia đường cõng trộm bao xi măng, em phát hiện đuổi theo choang cho nửa viên gạch, suýt nữa thì dính đòn. Lão bèn quăng bao xi măng lại cản đường em rồi trốn mất. Nhưng mà nhìn từ sau lưng em cũng thừa biết mặt thằng ấy rồi.

Tôi nghe mà toát cả mồ hôi. “Tình hình nguy to rồi”- tôi nghĩ nhanh. Không cho chú em nói tiếp thêm bất cứ lời nào, tôi hỏi ngay: “Ông ta có biết là chú nhận được mặt ông ta không?”

Chú em tôi đáp đầy hãnh diện:

- Em nghĩ là lão ấy biết.

- Thế thì bỏ cha tôi rồi!- tôi buột miệng kêu lên như vậy khiến chú em chả hiểu ra sao cả. Nó ngạc nhiên hỏi:

- Bác nói vậy là sao? Trông mặt bác thất thần kìa.

Tôi bảo thằng em họ làm theo tôi yêu cầu mà không hỏi lý do, lý do nói sau. Theo đó tôi lệnh cho nó cấm không được nói cho ai biết là tôi vừa ở đây. Còn may mà tôi đến sớm, chưa mấy người dậy đi làm. Dặn xong, không đợi chú em hiểu ra, tôi đẩy xe máy vào chỗ khuất, lẩn theo lối tắt phía sau, chuồn nhanh ra phía ruộng rau của người dân, rồi từ đó ra ngoài đường Lĩnh Nam. Tôi nhìn trước nhìn sau xem có ai thấy mình và yên tâm đứng chờ ở lối rẽ vào ngõ. Không cần phải tả kĩ, tôi cũng biết kẻ trộm là ai. Ông vẫn có thói quen thích lấy của người khác, dù chỉ một vài viên gạch. Tất nhiên, vài viên gạch với hẳn cả một bao xi măng là hai chuyện khác nhau. Thường ngày, cứ vào giờ nhất định, ông ta lại chở cá qua đúng con ngõ mà tôi đang đợi để ra đường, đem giao cho các hàng bán lẻ ngoài chợ. Tôi bồn chồn mong cho ông ta đừng đi đường khác. Đừng, tôi lẩm nhẩm trong miệng.

Kia rồi! Tôi suýt reo lên khi thấy ông ta lái chiếc xe cũ kỹ, ghẻ lở, khói đen mù mịt từ trong làng đi ra. Vậy là may cho tôi rồi. Tôi vừa nghĩ vừa vội tất tả đi ngược lại, cố gắng vung vẩy tay để ông ta nhìn thấy tôi từ xa. Khi giáp mặt nhau, tôi ngoác miệng chào rất to. Ông ta cũng hồ hởi đáp lại rất to, khác hẳn mọi ngày mặc tôi ra sức làm thân nhưng ông ta quyết giữ thái độ khinh khỉnh do tôi là dân mới. Đúng là có tật giật mình, cấm chệch đi đâu được rồi! Tuy nghĩ thế nhưng tôi lại vờ bám lấy ông ta hỏi:

- Bác có thấy bọn thợ nhà em chúng nó chuẩn bị cho việc đổ mái ngày mai không ạ?

Ông ta bèn dừng xe, ra vẻ quan tâm hỏi:

- Thế chú đi đâu mà không biết?- ông ta thăm dò, điều không ngoài dự đoán của tôi

- Em “vừa” từ Lạng Sơn về- tôi nhấn to tiếng “vừa” và hai tiếng “Lạng Sơn”- “vừa” bước xuống xe mấy phút trước. Bận quá bác ạ.

- Chú vừa từ Lạng Sơn về à?- ông ta hồ hởi hẳn lên, muốn kiểm tra cho thật chắc chắn.

- Thì bác nhìn em đây, quần áo nhầu nát, còn chưa kịp phủi bụi đường. Gớm, xe chạy đêm kinh quá bác ạ.

- Lần sau chú đi xe ban ngày cho an toàn, làm nhà là phải cẩn thận chuyện đi lại đấy.

- Vâng, cảm ơn bác nhắc nhở, em sẽ cẩn thận.

Nghe tôi nói vậy, ông ta mới thật thấy nhẹ nhõm. Ông ta nhiệt tình kể qua cho tôi tình hình thợ thuyền, không quên khen tôi chọn được tốp thợ ngoan rồi bảo thêm: “Có gì cần giúp thì chú cứ nói nhé, trước sau chú cũng là hàng xóm của tôi, đừng ngại”.

Bấy giờ mới đến lượt tôi thở phào.

Gặp lại chú em kỹ tính nhớ dai, tôi nhỏ nhẹ bảo nó:

- Chú cứ phơi cả đống tướng xi măng ra như vậy, khác nào nhem thèm người ta. Họ cần một ít láng chuồng lợn, sửa cống rãnh, mua thì không đáng, nhưng nếu họ thử cất lời xin, liệu chú có cho không? Còn lâu chú mới cho. Vì thế đừng trách họ.

- Thế cứ không cho là ăn cắp à?

- Ăn cắp hay xin ngầm, là do cách hiểu của từng người, từng trường hợp.

- Thế trường hợp hôm qua thì ăn cắp hay xin ngầm, bác làm sao ấy?

- Chú quy thế nào cũng được. Nhưng kể cả ăn cắp, thì lỗi không hẳn ở người ta.

- Tóm lại bác định việc này thế nào?- chú em tôi nổi cáu- Như em thì em không tha.

- Chú nghe đây: Coi như chú chưa nhìn thấy gì.

- Em chả hiểu ra làm sao nữa, đời thuở có ai lại đi “nịnh trộm” như bác bao giờ?

Tôi đã định mặc kệ chú em, nhưng phòng còn có chuyện tương tự xảy ra, tôi thân tình bảo với nó:

- Chú ngốc lắm! Một bao xi măng, vài chục viên gạch, có đáng là gì, khi mua hàng xóm. Bán anh em xa, mua láng giềng gần, chú không nghe các cụ dạy à. Mình đã bỏ gì ra mua đâu! Mình chỉ ở một đêm rồi đi, nó khác với ở suốt đời. Trước sau ông ấy cũng sẽ là hàng phố suốt đời của tôi. Nếu ông ta tin chắc rằng tôi đã biết rõ chuyện này, biết rõ ông ta ăn cắp, thì liệu chúng tôi sống với nhau như thế nào? Từ nay trở đi họ tốt hay xấu là do mình.

Tôi biết là còn lâu mới thuyết phục được chú em tôi, dù nghe xong nó không nói gì thêm.

Tết năm ấy, tôi mua quà cho đủ các nhà hàng xóm giáp ranh, trong đó có cả ông kẻ trộm kia. Ông ấy nói lời cảm ơn tôi mà miệng méo đi như khóc. Giờ thì chúng tôi coi nhau còn hơn cả vàng. (Hết)

Tạ Duy Anh
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.