Kỷ niệm 37 năm ngày mất của 'ông hoàng thơ tình'

Vũ Đình Thung - Chủ Nhật, 18/12/2022 , 17:04 (GMT+7)

Hôm nay 18/12, kỷ niệm 37 năm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu tại quê ngoại của ông ở huyện Tuy Phước (Bình Định). Mưa dầm, lạnh, nhưng ngày giỗ ông thật ấm áp…

Hôm nay 18/12, Bình Định mưa dầm. Vùng hạ, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước), quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu mưa càng dữ. Thế nhưng Lễ dâng hương kỷ niệm 37 năm ngày mất của “ông hoàng thơ tình” được tổ chức tại quê ngoại của ông ẫn ấm áp với sự có mặt của lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định, lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước cùng các ngành liên quan.

Ngày giỗ của “ông hoàng thơ tình” càng ấm áp hơn khi có rất nhiều người yêu thơ ông từ khắp nơi “đội mưa” về thắp hương tưởng nhớ.

Ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) phát biểu tai lễ giỗ nhà thơ Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước (Bình Định) phát biểu tại lễ giỗ nhà thơ Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

“Ông hoàng thơ tình” Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2/2/1916 tại làng Tùng Giản, xã Phước Hòa. Ông được sinh ra từ mối tình giữa ông đồ nho xứ Nghệ Ngô Xuân Thọ ở làng Trảo Nha, xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) với cụ bà Nguyễn Thị Hiệp, cô hàng nước mắm ở vạn Gò Bồi thuộc thôn Tùng Giản.

Xuân Diệu sinh ra và lớn lên trong căn nhà của ông bà ngoại là cụ Nguyễn Văn Tân và bà Ngụy Thị Hương tại thôn Tùng Giản, giờ là Nhà lưu niệm Xuân Diệu, di tích lịch sử được UBND tỉnh Bình Định xếp hạng ngày 20/7/2010.

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định và lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước thắp hương trước bàn thờ nhà thơ Xuân Diệu.

Lãnh đạo Sở VH-TT tỉnh Bình Định và lãnh đạo UBND huyện Tuy Phước thắp hương trước bàn thờ nhà thơ Xuân Diệu.

Trong sự nghiệp sáng tác, Xuân Diệu được biết đến là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, là “ông hoàng thơ tình” với  nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, trong đó có 2 tập thơ tiêu biểu: Tập “Thơ thơ” viết năm1938 và tập “Gửi hương cho gió” viết năm 1945 được giới văn học xem như là 2 kiệt tác với chủ đề ca ngợi tình yêu, niềm vui và đam mê sống. 

Sau Cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký Tạp chí Tiền phong, sau đó công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

Sau đó, nhà thơ Xuân Diệu tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, nhiều năm là Ủy viên thường vụ. Ông đã để lại hàng trăm bài thơ, truyện ngắn và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học cùng một số tác phẩm dịch văn học nước ngoài gây được tiếng vang lớn trên văn đàn trong và ngoài nước. Vì lẽ đó, vào năm 1983, ông được bầu làm Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức. Dù ông là ai, mỗi khi về quê hương, ông vẫn đau đáu với những kỷ niệm gắn bó từ thuở ấu thơ. Những kỷ niệm ấy hiển hiện trong nhiều bài thơ của ông.

Giao lưu thơ nhạc tại Lễ dâng hương kỷ niệm 37 năm ngày mất của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

Giao lưu thơ nhạc tại Lễ dâng hương kỷ niệm 37 năm ngày mất của “ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu. Ảnh: V.Đ.T.

Để tưởng nhớ ông, UBND huyện Tuy Phước đã xây dựng Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu trên nền nhà ông bà ngoại của ông tại thôn Tùng Giản, đưa vào hoạt động từ năm 1995, đến tháng 12/2010 UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định xếp hạng Nhà lưu niệm Nhà thơ Xuân Diệu là di tích lịch sử cấp tỉnh. 

Hàng năm, chính quyền và nhân dân huyện Tuy Phước tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm ngày mất của ông với lòng thành kính, biết ơn sâu sắc. Theo ông Nguyễn Hùng Tân, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước, trong thời gian tới, lãnh đạo huyện này sẽ tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan thực hiện việc sưu tầm, bổ sung tư liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Xuân Diệu; tiếp tục trùng tu, mở rộng khuôn viên di tích tạo cảnh quan hấp dẫn thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước mỗi khi có dịp đến Tuy Phước.

“Tầm ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu ở tầm quốc gia, thậm chí là tầm quốc tế, thế nhưng những năm qua UBND huyện Tuy Phước tổ chức lễ giỗ cũng chỉ ở “tầm hành chính”, cấp địa phương. Trong thời gian tới đây, kỷ niệm ngày mất của nhà thơ Xuân Diệu cần được tổ chức với quy mô lớn hơn, ít nhất là quy mô cấp tỉnh để sự lan tỏa về ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu đi xa hơn, đó sẽ là điểm nhấn về du lịch không chỉ của huyện Tuy Phước mà của du lịch Bình Định”, ông Ngô Hồng Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Tuy Phước, đề nghị.

Vũ Đình Thung
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.