Lê Học Lãnh Vân: Giáp Tết, lái xe về Thốt Nốt bán cá

Lê Học Lãnh Vân - Chủ Nhật, 29/01/2023 , 16:54 (GMT+7)

Họ chọn lối đi ưa thích: qua cầu Mỹ Thuận đi hướng Sa-Đéc, rồi rẽ đường nhỏ về bắc Phong Hòa. Đường nhiều mây nhưng không u ám…

Mỗi năm Xuân tới đuổi Xuân đi

Mây trắng trên cao ngẫm ngợi gì

Soi tóc sông Tiền nghe tiếng sóng

Che bờ sông Hậu hát tình quê…

Hồn trăm năm cũ trên doi bãi

Lũ mấy năm qua ít trở về

Tóc bạc cười nhau trong nắng ráng

Quềnh quang tiếng ếch ngập chiều quê…

(Lê Học Lãnh Vân)

Bến phà qua bắc Phong Hoà. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bến phà qua bắc Phong Hoà. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Câu Mỗi năm Xuân tới đuổi Xuân đi vụt hiện ra khi ông Vương nghĩ tới một quy luật của cuộc sống, ấy là hai chữ bù trừ trong đạo trời. Khi ta nhận một điều này, ta mất một điều khác. Mỗi năm thời gian cho ta một Mùa Xuân mới thì cũng lấy đi của ta một Mùa Xuân còn lại của cuộc sống. Tuy nhiên, khi viết xuống ông lại ngờ ngợ, không biết mình từng đọc câu nào giống y hệt hay giống giống như thế không?

Ấy là nói cho hợp lẽ với xã hội loài người, trong đó quyền lợi và danh vọng ám ảnh mọi mối giao thiệp nên con người băn khoăn tác quyền. Còn, để hồn mình bay lượn giữa bầu trời cao xanh của muôn vàn suy tưởng kỳ thú, mộng mơ, hồn nhiên, ông rất vui bắt gặp lại tứ đó, cho dù là mình nghĩ ra hay người khác nghĩ ra…

Mỗi năm Xuân tới đuổi Xuân đi

Mây trắng trên cao ngẫm ngợi gì…

Ao cá tới ngày xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ao cá tới ngày xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Một ngày giáp Tết, ông bà đang lái xe về Thốt Nốt bán hai ao cá tới lúc xuất: mỗi con cá ước tính khoảng một kí-lô-gam. Họ chọn lối đi ưa thích: qua cầu Mỹ Thuận đi hướng Sa-Đéc, rồi rẽ đường nhỏ về bắc Phong Hòa. Đường nhiều mây nhưng không u ám…

Soi tóc sông Tiền nghe tiếng sóng

Che bờ sông Hậu hát tình quê…

Từ An Hữu trở đi, mây bay lớp lớp. Những đám mây không to lắm, không vụn lắm, trắng bông rải rác trên trời xanh tưởng như vô tận. Xe chạy trên cầu Mỹ Thuận, thấy trời và sông không khác nhau, màu nước như màu trời in lộn hình mây. Hạ cửa kính xuống, chừa một khe hẹp chừng nửa tấc, gió lách qua khe mát vô cùng và tiếng sông chảy rào rào…

Hồn trăm năm cũ trên doi bãi

Lũ mấy năm qua ít trở về

Mây cứ trải dài như vậy từ cầu Mỹ Thuận sông Tiền tới bắc Phong Hòa sông Hậu. Đường về bắc Phong Hòa thật đẹp! Dọc đường là làng xóm, là ruộng đồng, là quán đón khách, là nghĩa trang nhỏ của từng tộc họ. Ghé một quán, nghe nói chuyện nhau không biết ai chủ ai khách, tưởng như câu chuyện được bàn mấy chục năm trước. Doi, bãi, cồn, mùa nước nổi, củ năng, củ sen, bông súng, cá lóc, cá trê, nhà lớn, hội đình, tát đìa, cưới hỏi, giỗ quải… tưởng các bậc tiên hiền cùng lưu dân mở đất còn ngồi đó nói cười sảng khoái!

Nuôi cá tra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi cá tra. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bắc vắng, đợi khoảng mười lăm phút mới có chuyến. Lái xe lên bắc, bước khỏi xe đón gió sông Hậu, bên kia sông là Ô Môn, một vùng đất trù phú nằm giữa Long Xuyên và Cần Thơ. Ráng vàng hực chiếu lên thành bắc một sắc đẹp ngẩn ngơ, leo lên sân thượng bắc chụp được mấy tấm hình hiếm. Sắp tới bờ Ô Môn rồi, bước xuống sàn bắc chợt thấy những người đi bắc dáng lam lũ nghèo khổ.

Cũng chục năm rồi, tháng bảy hàng năm nước không còn nhẩy khỏi bờ và con nước như người bịnh nhợt nhạt thiếu sắc phù sa! Bà con vùng đất từng rất trù phú đã ly hương! Và ông bà, sau mùa cá này cũng sẽ đóng cửa ngành kinh doanh nuôi cá xuất khẩu.

Nước nghèo phù sa, phiêu sinh ít hẳn, cá không còn thức ăn tự nhiên nên nuôi cá tốn nhiều thức ăn nhân tạo mà cá tăng trọng chậm, hệ số chuyển hóa thức ăn cao. Cùng với chi phí đầu vào tăng, chi phí giấu mặt cũng tăng! Mình còn sống được, bà con biết sao!

Tóc bạc cười nhau trong nắng ráng

Quềnh quang tiếng ếch ngập chiều quê…

- Thôi anh, băn khoăn làm chi! Nước mình nó vậy! Mình cũng may mắn bảy, tám năm qua có lời rồi! Đừng nghĩ xa xôi anh, nắng vàng bờ bắc đẹp quá kìa. Mai mới bắt cá, đâu gấp gì!  

Lên bờ Ô Môn, ông hạ hẳn cửa kiếng xuống, cho xe chạy từ từ con đường quê còn vương ráng vàng trên ngọn trúc và gốc trúc đã bắt đầu sẫm xuống. Tiếng quềnh quang của loài lưỡng thê ngập không gian chiều.

- Chạy thiệt chậm đi anh! Em thích đi lúc này, nghe ếch kêu…

Họ nhìn nhau, ánh mắt trao nụ cười. Chỉ một lúc sau, cả vùng quê chìm trong nhập nhoạng, đèn xe bật lên quét một cung đường…

Lê Học Lãnh Vân
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.