Mùa hè ra biển cùng trí tưởng tượng của tuổi thơ

Tuy Hòa - Chủ Nhật, 07/07/2024 , 11:01 (GMT+7)

‘Mùa hè ra biển’ là tập thơ thiếu nhi của tác giả Hồ Huy Sơn, phát hành đúng dịp trẻ em được nghỉ hè thỏa thích vui đùa cùng sóng trắng và cát vàng.

Tác giả Hồ Huy Sơn hào hứng với văn học thiếu nhi.

“Mùa hè ra biển” tiếp nối mạch sáng tác cho thiếu nhi của tác giả Hồ Huy Sơn, sau các cuốn sách “Thả chim về trời”, “Con diều ngược gió”, “Đi qua những mùa vàng”, “Những ngọn đèn thơm”… Vì vậy, tập thơ “Mùa hè ra biển” một lần nữa chứng minh tác giả Hồ Huy Sơn vẫn giữ được ánh mắt hồn nhiên trước thiên nhiên và cuộc đời, để đứng gần và đồng điệu trẻ em.

Tác giả Hồ Huy Sơn sinh năm 1985 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, tác giả Hồ Huy Sơn vào TP.HCM sống bằng nghề báo, nhưng vẫn gắn bó với văn chương. Nhìn một cách tổng quát, tác giả Hồ Huy Sơn có sự thành công vượt trội về văn học thiếu nhi, dù tác phẩm viết cho người lớn của anh cũng được công chúng yêu thích.

Văn học thiếu nhi không dễ viết. Không chỉ cần cảm xúc và kỹ năng, tác phẩm văn học thiếu nhi đòi hỏi một tâm hồn trong trẻo của người cầm bút. Tác giả Hồ Huy Sơn có thế mạnh ấy, như anh chia sẻ: “Tôi bắt đầu viết từ những năm 15, 16 tuổi. Đến giờ, số tuổi đã gấp đôi hồi đó nhưng may mắn là đam mê và tình yêu dành cho trẻ nhỏ vẫn còn. Tôi cũng tin rằng, trong mỗi người đều tồn tại một đứa trẻ, quan trọng là chúng ta có chịu đánh thức đứa trẻ bên trong mình hay không.

Mỗi ngày qua, tôi vẫn luôn sống với đứa trẻ đó, cho nên việc viết thơ cho thiếu nhi cũng không có gì phải gọi là nhọc nhằn. Khó nhất là việc phải viết làm sao cho hay, bắt đúng tần số của các em, để các em yêu thích tác phẩm của mình”.

Tập thơ “Mùa hè ra biển” do Nhà xuất bản Hà Nội và Lionbooks phối hợp ấn hành. Tập thơ “Mùa hè ra biển” được đầu tư mỹ thuật khá công phu, với những nét vẽ của hoạ sĩ Cẩm Nhung. Mở từng trang sách “Mùa hè ra biển”, dễ dàng nhận ra sự trìu mến mà tác giả Hồ Huy Sơn dành cho trẻ em. Đó là sự nhập cuộc hào hứng bước vào một thế giới đầy màu sắc mơ mộng và thân thiện: “Có bầy chim chào mào/ Ngó nghiêng chờ ổi chín/ Làn khói như bịn rịn/ Từ căn bếp bay lên”.

Thơ viết cho thiếu nhi, nếu chỉ dừng ở khả năng quan sát thì chưa đủ rung động thiếu nhi. Trí tưởng tượng mới là yếu tố kích hoạt khả năng khám phá của tuổi nhỏ. Tác giả Hồ Huy Sơn biết dùng trí tưởng tượng để chiêm ngưỡng một “Cây cầu” theo cách trẻ em: “Nhìn xa như sợi chỉ/ Ai đó tung giữa trời/ Chắc đang tìm kim rơi/ Vá cho sông chiếc áo”.

"Mùa hè ra biển" gợi mở trí tưởng tượng phong phú cho trẻ em.

Cảm hứng chính của tập thơ “Mùa hè ra biển” dĩ nhiên phải được khai thác hai góc độ “mùa hè” và “biển”. Bức tranh mùa hè được chấm phá: “Vòm mây lang thang/ Bầu trời cao rộng/ Cánh diều hiếu động/ Nghiêng cả ban trưa”. Còn dung mạo biển được nhận diện: “Ai dạy biển múa/ Mà rất nhịp nhàng/ Đêm ngày lên xuống/ Không lời thở than”.

Như một người bạn hào phóng “Biển nhiệt tình lắm/ Đón tiếp bao người/ Mùa hè ra biển/ Thỏa thích vui chơi”, biển dang tay muôn trùng gió mát cho tuổi thơ một chuyến rong chơi để phát hiện bao điều kỳ thú. Trên cát vàng bao la, tác giả Hồ Huy Sơn tìm được một câu chuyện hấp dẫn để kể cho thiếu nhi, đó là bài thơ “Sóng và dã tràng”.

Đọc bài thơ “Sóng và dã tràng” trong không khí bóng đá EURO, chắc chắn cả trẻ em và người lớn đều có những xao xuyến của riêng mình: “Ở mãi ngoài biển xa/ Có một đôi bạn nhỏ/ Sóng và chú dã tràng/ Cùng nhau thi đá bóng/ Hiệp một rất gay go/ Sóng bị thua nhăn nhó/ Dã tràng còn chỉ trỏ/ “Đồ to con lề mề!”/ Sang hiệp hai lạ ghê/ Sóng ta rê dắt bóng/ Chân sút chính xác lắm/ Dã tràng thua tơi bời/ Từ ngày đó trở đi/ Dã tràng chăm nặn bóng/ Để ngày ngày luyện tập/ Mơ giờ phút vinh quang/ Nhưng thương thay dã tràng/ Nặn được bao quả bóng/ Nhưng rồi bị bạn sóng/ Cuốn ra ngoài biển khơi”.

Tập thơ thiếu nhi được đầu tư mỹ thuật công phu.

Chỉ với những bài thơ kiểu như “Sóng và dã tràng”, tác giả Hồ Huy Sơn hoàn toàn có thể có được vị trí xứng đáng trong nền văn học thiếu nhi. Ra mắt tập thơ “Mùa hè ra biển” ở tuổi 39, tác giả Hồ Huy Sơn thổ lộ: “Viết là cách mà tôi mong muốn được gửi gắm những ký ức thân thương của mình, và cũng có thể là thế hệ mình đến các em nhỏ. Chính di sản ký ức đó sẽ là sợi dây kết nối các thế hệ với nhau”.

Tuy Hòa
Tin khác
Làng quê thời hoang vắng: [Bài 4] Những ngôi nhà gạch lở, phủ rêu phong
Làng quê thời hoang vắng: [Bài 4] Những ngôi nhà gạch lở, phủ rêu phong

Ông Lê Xuân Thạnh, 87 tuổi, là thế hệ thứ chín ở làng Cao Cái, nay nhập với Cát Tường thành tổ dân phố Cao Cát, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục, Hà Nam).

­Tự chữa lành bằng những kết nối thân thiện xung quanh
­Tự chữa lành bằng những kết nối thân thiện xung quanh

Tự chữa lành giữa áp lực cuộc sống hiện đại là chủ đề được tác giả trẻ Phạm Minh Mẫn tập trung cảm xúc vào cuốn sách ‘Cõ lẽ tôi cần một con mèo’.

Làng quê thời hoang vắng: [Bài 3] Làng có 60 nhà để không, 50 nhà thờ
Làng quê thời hoang vắng: [Bài 3] Làng có 60 nhà để không, 50 nhà thờ1

Anh Tô Thanh Hùng - tổ trưởng tổ dân phố Văn Phú, thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục, Hà Nam) dẫn tôi vào cái ngõ chỉ dài chừng hơn 100m mà có 18 nhà để không.

Một bài thơ trân trọng tặng người yêu con chữ
Một bài thơ trân trọng tặng người yêu con chữ

Một bài thơ có tựa đề ‘Tặng người yêu con chữ’ in trang trọng trong tập thơ ‘Hòa âm đêm’, như món quà nhạc sĩ Trương Tuyết Mai gửi đến nhân vật mình quý mến.

Tư duy phản biện cần được người Việt ứng dụng ra sao?
Tư duy phản biện cần được người Việt ứng dụng ra sao?

Tư duy phản biện không chỉ quan trọng đối với những nhà khoa học, mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi người Việt trong nhịp sống hiện đại.  

Làng quê thời hoang vắng: [Bài 2] Đội thanh niên xung kích trên 45 tuổi
Làng quê thời hoang vắng: [Bài 2] Đội thanh niên xung kích trên 45 tuổi1

Tôi đến UBND xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong cơn mưa tầm tã. Trụ sở vắng vẻ vì hầu hết cán bộ đều đã đi lo chuyện chống lụt.

Nghệ thuật kể chuyện bằng dữ liệu thời công nghệ số
Nghệ thuật kể chuyện bằng dữ liệu thời công nghệ số

Nghệ thuật kể chuyện bằng dữ liệu được chuyên gia Lại Thị Hạnh khơi mở khá thú vị, giúp công chúng có thêm phương pháp truyền thông hiệu quả thời công nghệ số.

Làng quê thời hoang vắng: [Bài 1] Đêm không tiếng người và chuyện trai làng ế
Làng quê thời hoang vắng: [Bài 1] Đêm không tiếng người và chuyện trai làng ế1

Đêm đó tôi ngủ lại nhà cựu trưởng thôn Nguyễn Văn Tùng ở làng Đồng Rồi, xã La Sơn (Bình Lục, Hà Nam), một nhân vật trong bài viết cũ rồi trở thành thân thiết.

GS. Andrea Hoa Pham: Về một trang trong 'Hơi thở trong bàn tay' của Thái Hạo
GS. Andrea Hoa Pham: Về một trang trong 'Hơi thở trong bàn tay' của Thái Hạo

Một điều chắc chắn là những gì viết trong trang sách sẽ làm mê say độc giả thuộc đủ mọi xuất thân, lứa tuổi. Chỉ trong một trang mà đã đầy ắp những liên tưởng...

Chợ và quán ở Quảng Ngãi thời xưa
Chợ và quán ở Quảng Ngãi thời xưa

Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc Sử quán triều Nguyễn biên soạn (1882) cho biết, ở Quảng Ngãi vào cuối thời vua Tự Đức có 38 chợ và quán.

Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh chấm phá vẻ đẹp thế giới sách
Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh chấm phá vẻ đẹp thế giới sách

Nữ sĩ Đặng Nguyệt Anh là một gương mặt quen thuộc trong giới văn chương và giáo dục, vừa ra mắt cuốn sách ‘Chấm phá’ tôn vinh văn hóa đọc.

Lục bát, từ xưa đã mang những nỗi niềm của người nông dân!
Lục bát, từ xưa đã mang những nỗi niềm của người nông dân!

Theo nhà thơ Nguyễn Thế Kiên, trong đời sống của người nông dân Việt Nam suốt mấy trăm năm qua được thiết đặt uyển chuyển trong dân ca, ca dao, đa phần bằng lục bát.